Quá Trình Niềng Răng Gồm Mấy Bước? Cần Lưu Ý Những Gì?

Tham vấn chuyên môn: Bác Sĩ Đạt Hoàng – Bs. răng hàm mặt – CKII

Thông thường, quá trình niềng răng tối thiểu sẽ mất 14 tháng, với những trường hợp răng nhiều vấn đề hơn có thể phải đeo niềng 18-24 tháng. Trong suốt thời gian này, bệnh nhân sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau với sự tư vấn cụ thể từ nha sĩ. Vậy thực tế quá trình niềng răng diễn ra như thế nào, gồm bao nhiêu bước? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp chi tiết những thắc mắc trên.

Quá trình niềng răng tổng quát

Niềng răng (chỉnh nha) tiếng Anh là Orthodontics hay Braces. Thuật ngữ này dùng để chỉ một kỹ thuật chỉnh hình răng miệng thông qua việc sử dụng khí cụ nhằm sắp xếp và định hình lại vị trí của các răng, khuôn hàm, đem lại nụ cười rạng rỡ.

Thông thường, quá trình niềng răng sẽ kéo dài tối thiểu 14 tháng, lâu hơn là từ 2-3 năm. Tùy thuộc vào mức độ hô, móm, khấp khểnh, lộn xộn,… nặng – nhẹ của răng mà quy trình niềng răng ở mỗi người sẽ khác nhau.

Các bước trong quá trình niềng răng như sau:

Bước 1: Thăm khám, đánh giá tình trạng răng, tư vấn quy trình

Bước đầu tiên của quá trình niềng răng là thăm khám, đánh giá tổng quát tình trạng răng. Thông qua việc chụp X-Quang và quan sát răng, nha sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng răng của bệnh nhân. Các vấn đề thường gặp là hô, thưa, móm, khớp cắn lệch, răng khấp khểnh… hoặc bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tuỷ…

>> Xem thêm: Niềng Răng Là Gì? Quy Trình, Mức Giá Và Câu Hỏi Liên Quan.

Trước tiên, bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát răng miệng
Trước tiên, bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát răng miệng

Sau đó, nha sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân loại mắc cài phù hợp với tình trạng răng, mức độ cải thiện hàm răng mong muốn. Khi đã phân tích chi tiết, nha sĩ cũng đưa ra bảng giá niềng răng chi tiết để bệnh nhân tham khảo, quyết định.

Bước 2: Xây dựng phác đồ điều trị, lấy dấu răng

Phác đồ điều trị sẽ được xây dựng cụ thể sau khi bệnh nhân đồng ý niềng răng, lựa chọn được phương pháp niềng cụ thể. Cũng từ phác đồ này, bệnh nhân sẽ dễ dàng hình dung ra hàm răng sau khi quá trình chỉnh nha hoàn tất.

Ở bước này, nha sĩ cũng giải thích rõ ràng việc bệnh nhân có cần thực hiện thêm thủ thuật nào nữa không. Với một số trường hợp sẽ phải nhổ răng khôn, răng khểnh hoặc mắc bệnh răng miệng cần điều trị triệt để nhằm tránh gây cản trở quá trình niềng răng, kéo dài thời gian đeo niềng hơn dự kiến. Căn cứ vào tình trạng cụ thể ở mỗi người nha sĩ sẽ tư vấn phù hợp. 

Cuối cùng, bệnh nhân được lấy dấu răng và chuyển sang bộ phận kỹ thuật để chuẩn bị thiết kế mắc cài hoặc khay niềng. Ở những trường hợp có hàm hẹp, nha sĩ có thể chỉ định đeo nong hàm hoặc khí cụ nới rộng cung hàm để thuận lợi cho giai đoạn tách kẽ, gắn khâu kế tiếp.

>> Xem thêm: Cắm Vít Niềng Răng Là Gì Và Toàn Bộ Các Thông Tin Liên Quan

Việc lấy dấu răng được thực hiện ở mọi bệnh nhân
Việc lấy dấu răng được thực hiện ở mọi bệnh nhân

Bước 3: Thiết kế khay niềng/mắc cài

Mẫu dấu răng thạch cao sau khi lấy sẽ được chuyển đến bộ phận thiết mắc cài/khay niềng để tạo hình cho phù hợp với bệnh nhân. Thông thường, quá trình thiết kế mắc cài/khay niềng rất nhanh chóng chỉ mất khoảng 1 tuần.

Bước 4: Gắn mắc cài/đeo khay niềng

Sau khi đã lấy dấu hàm, bệnh nhân được nha sĩ hẹn lịch gắn mắc cài/đeo khay niềng sau khoảng 1 tuần. Tới khoảng thời gian này, bạn cần quay lại nha khoa để tiến hành gắn mắc cài lên răng hoặc đeo khay niềng. 

Bước 5: Tái khám định kỳ

Tái khám định kỳ là bước cần thiết, không thể bỏ qua trong quá trình niềng răng. Thông thường, bệnh nhân cần quay lại tám khám 1 tháng/1 lần để được điều chỉnh dây cung, mắc cài hay khay niềng cho phù hợp nhất với sự dịch chuyển của răng.

Với một ca niềng răng thông thường, thời gian đeo niềng sẽ khoảng 18-24 tháng. Vì vậy trong suốt quá trình này mỗi người cần kiên nhẫn, tái khám định kỳ theo lịch hẹn của nha sĩ để đạt được kết quả mong muốn.

Thăm khám định kỳ rất quan trọng trong quá trình niềng răng
Thăm khám định kỳ rất quan trọng trong quá trình niềng răng

Bước 6: Tháo niềng, đeo hàm duy trì theo chỉ dẫn

Tháo niềng và đeo hàm duy trì là bước cuối cùng nhưng cũng vô cùng quan trọng trong toàn bộ quy trình niềng răng. Lúc này, mặc dù răng đã đều đẹp và về vị trí mong muốn nhưng vẫn cần đeo hàm duy trì thêm một thời gian nữa để răng được cố định. Đồng thời, sau tháo niềng bệnh nhân cũng cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để sở hữu hàm răng như mong ước.

Chú ý trước, trong và sau quá trình niềng răng

Qua nội dung phía trên, tin rằng bạn đọc đã hiểu được quá trình niềng răng như thế nào, các bước thực hiện ra sao. Tuy nhiên, trước, trong và sau niềng răng mỗi người cũng cần nắm một số lưu ý để đạt được kết quả mong muốn.

Trước khi niềng răng

Kết quả niềng răng như thế nào, răng có đều đẹp hay không phụ thuộc khá nhiều vào khâu chuẩn bị trước khi niềng. Lúc này, mỗi người cần:

  • Xác định rõ tình trạng răng miệng bản thân: Nên xem xét tình trạng răng miệng bản thân, nghe kỹ tư vấn từ bác sĩ để lựa chọn được phương pháp phù hợp. Những trường hợp bắt buộc chỉnh nha thẩm mỹ gồm: Răng móm, thưa, hô, khấp khểnh, khớp cắn sâu, cắn hở, cắn ngược…
  • Tìm hiểu các phương pháp niềng răng: Công nghệ niềng răng hiện nay tương đối phát triển với đa dạng các loại mắc cài, khay niềng. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm, hạn chế nhất định. Vì vậy mỗi người nên tham khảo, tìm hiểu kỹ và đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân.
  • Lựa chọn nha khoa uy tín: Nên lựa chọn cơ sở nha khoa chuyên sâu về niềng răng, quy tụ đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn và trang thiết bị hiện đại. Đây là căn cứ quan trọng giúp bạn sở hữu hàm răng đều đẹp, tối ưu thời gian đeo niềng.

>> Xem thêm: Niềng Răng Bao Nhiêu Tiền ? Yếu Tố Nào Ảnh Hưởng Tới Chi Phí?

Cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định niềng răng
Cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định niềng răng

Trong khi niềng răng

Trong thời gian đeo niềng, mỗi người cần lưu ý:

  • Tuân thủ chỉ dẫn của nha sĩ: Cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tái khám theo lịch hẹn để được theo dõi quá trình răng dịch chuyển, kịp thời có sự điều chỉnh về dây cung hoặc khay niềng cho phù hợp.
  • Ăn uống khoa học, cẩn trọng: Nên ưu tiên món ăn mềm, dễ nhai, không ăn đồ quá cứng, nhai xương… vì có thể khiến răng xô lệch, tuột mắc cài ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Nhiều người thắc mắc “niềng răng vệ sinh như thế nào”. Thực tế, luôn vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn, ưu tiên sử dụng tăm nước để làm sạch từng kẽ răng là điều quan trọng nhất. Nếu tuân thủ được điều này, bệnh nhân sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh răng miệng khi đeo niềng.
Vệ sinh răng miệng, ăn uống khoa học cũng giúp hàm răng thêm khỏe mạnh
Vệ sinh răng miệng, ăn uống khoa học cũng giúp hàm răng thêm khỏe mạnh

Sau khi quá trình niềng răng hoàn tất

Sau khi tháo niềng, răng không còn bị ràng buộc bởi dây cung hay mắc cài, lúc này hàm răng cũng chưa ổn định nên hoàn toàn có thể “chạy” về vị trí ban đầu nếu không chăm sóc kỹ. Vì vậy, bệnh nhân cần:

  • Đeo hàm duy trì theo chỉ định: Đây là điều bắt buộc sau tháo niềng, giúp răng nhanh chóng ổn định và duy trì kết quả niềng răng lâu dài. Mỗi người sẽ có thời gian đeo hàm duy trì khác nhau, bệnh nhân nên tuân thủ theo hướng dẫn của nha sĩ.
  • Chăm sóc răng miệng hợp lý: Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không có mảng bám, không mắc bệnh về răng. Chú ý bảo quản hàm duy trì cẩn thận, tránh vỡ/hỏng vì sẽ phải chi trả thêm một khoản phí cho việc làm lại hàm duy trì mới.
  • Khám nha khoa định kỳ: Nên đến nha khoa thăm khám răng miệng theo định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều này không chỉ đảm bảo sức khỏe răng miệng mà còn giúp kiểm soát sự dịch chuyển bất thường của răng (nếu có) từ đó đưa ra can thiệp phù hợp.

Trong suốt quá trình niềng răng, mỗi người cần thực sự kiên trì và luôn tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ. Đồng thời, hãy nên chú ý việc vệ sinh răng miệng, thói quen ăn uống để nhanh chóng sở hữu hàm răng đều đẹp, gương mặt cân đối như mong muốn.

Xem thêm: 

GỢI Ý DỊCH VỤ

Theo dõi tác giả