Các Giai Đoạn Niềng Răng Và Diễn Biến Chi Tiết Bạn Cần Nắm Rõ

Tham vấn chuyên môn: Bác Sĩ Đạt Hoàng – Bs. răng hàm mặt – CKII

Về cơ bản, quá trình niềng răng diễn ra theo trình tự nhất định với những giai đoạn cụ thể được nha sĩ lên kế hoạch từ trước. Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng răng của mỗi người mà thời gian đeo niềng sẽ có sự khác biệt nhưng quy trình này sẽ không thay đổi. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu chi tiết các giai đoạn niềng răng cùng một số thông tin liên quan nhé!

Các giai đoạn niềng răng chuẩn y khoa

Đối với các trường hợp răng xô lệch không quá phức tạp, thời gian niềng răng trung bình sẽ mất khoảng 18-24 tháng. Trong quá trình này, hàm răng sẽ trải qua nhiều giai đoạn nắn chỉnh để đạt được độ đồng đều, đảm bảo tính thẩm mỹ. Dù bạn chọn phương pháp chỉnh nha mắc cài hay đeo khay trong suốt thì các giai đoạn niềng răng khểnh, hô, móm, thưa,… đều trải qua với những bước cơ bản sau:

Giai đoạn 1: Tiền chỉnh nha

Tiền chỉnh nha là bước thăm khám, tư vấn – giai đoạn đầu tiên khi niềng răng. Ở giai đoạn này, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X-Quang nhằm đánh giá mức độ sai lệch của khớp cắn, tình trạng răng khấp khểnh hoặc phát hiện vấn đề răng miệng (Nếu có).

>> Xem thêm: Niềng Răng Là Gì? Quy Trình, Mức Giá Và Câu Hỏi Liên Quan.

Bệnh nhân được thăm khám, tư vấn giai đoạn tiền chỉnh nha
Bệnh nhân được thăm khám, tư vấn giai đoạn tiền chỉnh nha

Thông qua kết quả thu được, nha sĩ sẽ có căn cứ để lên phác đồ chỉnh nha phù hợp, chi tiết. Cuối cùng, một kế hoạch điều trị cụ thể cùng phương pháp niềng thích hợp sẽ được đưa ra, bệnh nhân dựa theo mong muốn của bản thân để quyết định lựa chọn.

Giai đoạn 2: Tách kẽ và gắn mắc cài

Trong các giai đoạn niềng răng, tách kẽ và gắn mắc cài được thực hiện khi bệnh nhân và nha sĩ đã đi đến thống nhất phương pháp niềng răng. Nếu lựa chọn niềng răng trong suốt, cần quét dấu hàm và gửi thông tin về bộ phận kỹ thuật sản xuất khay niềng.

Tiếp đến, nha sĩ sẽ tiến hành đặt thun tách kẽ nhằm tạo khoảng trống để gắn band niềng. Band niềng được lắp đặt tạo điểm tựa, neo giữ các mắc cài hoặc thun liên hàm, từ đó giúp răng dịch chuyển một cách hiệu quả. Trên các band niềng sẽ có móc cài phục vụ mục đích gắn thun cùng móc nhỏ để luồn dây.

Khi việc gắn band niềng đã hoàn tất, nha sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài cố định lên thân răng. Sau bước này, việc niềng răng chuyển sang giai đoạn dàn đều.

Giai đoạn 3: Dàn đều răng

Khí cụ sau khi được gắn lên thân răng sẽ bắt đầu sinh ra lực tạo ra sự dịch chuyển của răng. Lúc này, các răng và khuôn hàm sẽ dần đi về vị trí mong muốn. 

Trong đó, dàn đều chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình di chuyển răng. Lúc này nha sĩ sẽ sử dụng mắc cài và dây cung kích thước lớn để xoay trục thân răng, làm phẳng cung răng theo mong muốn.

Giai đoạn dàn đều răng giúp dịch chuyển răng về vị trí mong muốn
Giai đoạn dàn đều răng giúp dịch chuyển răng về vị trí mong muốn

Thông thường, giai đoạn dàn đều răng sẽ mất khoảng 2-4 tháng. Ở những ngày đầu, bệnh nhân sẽ không nhận thấy sự dịch chuyển của răng xong vẫn ít nhiều cảm nhận được sự thay đổi với xu hướng thẳng hàng hơn của trục răng.

Trường hợp cung hàm hẹp không đủ để răng dàn đều thì nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hoặc cắt kẽ răng. Nếu bệnh nhân phải nhổ răng thì thủ thuật này sẽ được thực hiện sau khoảng 1 tháng gắn mắc cài.

Giai đoạn 4: Đóng khoảng

Đến giai đoạn này, răng đã gần như về đúng vị trí mong muốn. Nha sĩ sẽ tiếp tục kéo các răng ở phía trước là răng cửa, răng nanh vào trong để lấp vị trí các răng đã bị nhổ và bỏ lại khoảng trống. Nhờ vậy toàn bộ hàm răng của bệnh nhân sẽ được đều, khít hơn.

Ngoài ra, nha sĩ cũng có thể vận dụng cơ chế trượt dây cung trên mắc cài để điều chỉnh khoảng thưa trên hàm. Tuy nhiên, nếu kỹ thuật không tốt có thể khiến chân răng bật ra, chỉ có phần thân răng di chuyển mà chân răng vẫn cố định… Vì vậy, đóng khoảng trong niềng răng là giai đoạn quan trọng, đòi hỏi tay nghề bác sĩ.

Với bệnh nhân không phải nhổ răng thì không cần đóng khoảng răng. Đối tượng này chỉ cần tinh chỉnh từng răng trên hàm bằng việc gắn lại mắc cài, chỉnh lực kéo, bẻ dây cung… nếu vẫn còn lệch lạc. Sau đó là có thể chuyển sang giai đoạn 5 của quá trình niềng răng.

Hiện nay, 3 phương pháp đóng khoảng được áp dụng phổ biến là:

  • Sử dụng minivis: Đóng khoảng vị trí nhổ răng ở bệnh nhân niềng răng hô, móm.
  • Sử dụng chun: Đóng khoảng nhỏ cho bệnh nhân có răng mọc chen chúc, khấp khểnh hoặc có khoảng trống sau mọc răng thừa.
  • Sử dụng móc kéo: Có thể được ứng dụng trong nhiều trường hợp nhưng thường gây vướng víu, khó chịu ở thời gian đầu.

>> Xem thêm: Cắm Vít Niềng Răng Là Gì Và Toàn Bộ Các Thông Tin Liên Quan

Các phương pháp đóng khoảng răng hiện nay tương đối đa dạng
Các phương pháp đóng khoảng răng hiện nay tương đối đa dạng

Giai đoạn 5: Chỉnh khớp cắn

Sau khi đóng khoảng trống răng, khớp cắn ít nhiều vẫn còn sự lệch lạc. Vì vậy, giai đoạn chỉnh khớp cắn có vai trò nắn chỉnh cả hàm trên và hàm dưới, giúp khớp cắn “vào nếp”, củng cố lực nhai và đảm bảo chức năng ăn nhai sau niềng răng.

Mặt khác, niềng răng không chỉ có tác dụng sắp xếp lại các răng mà còn giúp điều chỉnh, khắc phục trọn vẹn khuyết điểm của hàm răng. Cơ chế này tạo tác động mạnh mẽ tới cung xương hàm, mang đến những thay đổi mạnh mẽ cho tổng thể khuôn mặt.

Giai đoạn 6: Tháo niềng, đeo hàm duy trì theo chỉ định

Kết thúc các giai đoạn niềng răng với nhiều sự mong đợi, đến đây răng của bệnh nhân đã đều đẹp và chuẩn khớp cắn. Tuy nhiên, sau tháo niềng bệnh nhân vẫn cần đeo hàm duy trì ít nhất vài tháng hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ để cố định răng vĩnh viễn tại vị trí mong muốn.

Trước khi tháo niềng, nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng, khớp cắn đã thực sự ổn định hay chưa. Nếu mọi vấn đề đã được giải quyết như mong muốn nha sĩ sẽ tiến hành tháo niềng, sau đó cho bệnh nhân chuyển sang giai đoạn đeo hàm duy trì từ 6 tháng – 1 năm. Ngay cả với các trường hợp niềng răng bằng khay trong suốt thì việc đeo hàm duy trì vẫn rất cần thiết.

>> Xem thêm: Hàm Duy Trì Sau Niềng Răng Là Gì? Cách Sử Dụng Và Lưu Ý

Việc đeo hàm duy trì là cần thiết và là bắt buộc
Việc đeo hàm duy trì là cần thiết và là bắt buộc

Một số câu hỏi liên quan đến các giai đoạn niềng răng

Về cơ bản, quá trình niềng răng khấp khểnh, hô, móm, thưa… diễn ra theo trình tự nhất định và được xây dựng có kế hoạch cho phù hợp với tình trạng răng của mỗi người. Khi tìm hiểu về phương pháp cũng như các giai đoạn niềng răng, không ít người đã đặt ra một số câu hỏi:

Trong các giai đoạn niềng răng, khi nào đau nhất?

Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp sử dụng khí cụ nắn chỉnh răng khấp khểnh, mọc lệch… mà không xâm lấn xương hàm, mô nướu. Chính vì vậy mà niềng răng không gây quá nhiều đau đớn, cảm giác đau chỉ ở mức độ nhất định và trong giới hạn chịu đựng của con người.

Trong suốt quá trình niềng răng, không phải lúc nào bệnh nhân cũng gặp đau đớn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn chỉnh nha mà cơn đau có thể xuất hiện với cường độ ít – nhiều. Thực tế, không ít trường hợp đã chia sẻ niềng răng không đau như tưởng tượng và chỉ sau 2-3 tuần họ đã quen dần và gần như không còn cảm giác đau.

Niềng răng xấu nhất ở giai đoạn nào?

3 tháng đầu sau khi gắn mắc cài là khoảng thời gian “xấu xí” khiến không ít người tỏ ra ái ngại. Bởi lúc này, tình trạng lộn xộn, hô, móm, thưa… của răng gần như chưa cải thiện cộng thêm hàng mắc cài sẽ khiến răng và môi nhô về trước.

>> Xem thêm: Niềng Răng Bao Lâu Thì Xong? Những Yếu Tố Nào Tác Động?

Niềng răng có thể khiến gương mặt hốc hác như chỉ trong giai đoạn đầu
Niềng răng có thể khiến gương mặt hốc hác như chỉ trong giai đoạn đầu

Cũng trong giai đoạn đầu niềng răng, đa số bệnh nhân đều chưa quen với sự xuất hiện của khí cụ trong miệng nên luôn cảm thấy vướng víu khó chịu khi ăn uống. Điều này dễ dẫn đến chán ăn, bỏ ăn, làm sụt cân, gây hóp má, hóp thái dương… khiến khuôn mặt trở nên hốc hác, thiếu sức sống.

Tuy nhiên, hãy luôn nhớ điều quan trọng nhất là bạn nên duy trì tâm lý thoải mái. Bởi khoảng thời gian “xấu xí” này chỉ là tạm thời, giống như thử thách nhỏ mà mỗi người cần vượt qua để sớm sở hữu hàm răng đều đẹp cùng nụ cười tươi tắn trong tương lai gần.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ chi tiết các giai đoạn niềng răng cùng một số kiến thức liên quan. Hy vọng rằng nội dung trên hữu ích, giúp bạn đọc sớm lựa chọn được giải pháp niềng răng phù hợp để sở hữu nụ cười rạng rỡ.

Bài đọc thêm: 

GỢI Ý DỊCH VỤ

Theo dõi tác giả