Niềng Răng Mặt Trong Là Gì? Quy Trình Và Mức Giá Hiện Nay

Tham vấn chuyên môn: Bác Sĩ Đạt Hoàng – Bs. răng hàm mặt – CKII

Niềng răng mặt trong là một phương pháp chỉnh nha bằng khí cụ mắc cài khá phổ biến hiện nay. Đây là một kỹ thuật có rất nhiều ưu điểm nổi bật song nó cũng tồn tại những mặt hạn chế riêng. Tùy theo nhu cầu thẩm mỹ, tình trạng sai lệch khớp cắn và điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn cho mình một phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất. Bài viết dưới đây, Sheis sẽ giúp cho bạn đọc có được cái nhìn khách quan hơn về kỹ thuật niềng răng đặc biệt này.

Niềng răng mặt trong là gì?

Niềng răng mắc cài mặt trong (niềng răng mặt lưỡi) là phương pháp chỉnh nha hiện đại, sử dụng hệ thống khí cụ gắn lên răng để di chuyển răng vào vị trí mong muốn trên cung hàm. Tuy nhiên phần mắc cài và dây cung sẽ được lắp vào mặt bên trong của răng thay vì lắp ở mặt ngoài như những phương pháp niềng răng truyền thống khác. 

>>Xem thêm: Niềng Răng Là Gì? Quy Trình, Mức Giá Và Câu Hỏi Liên Quan

Niềng răng mắc cài mặt trong là một phương pháp chỉnh nha hiện đại
Niềng răng mắc cài mặt trong là một phương pháp chỉnh nha hiện đại

Kỹ thuật niềng răng này được ra đời từ năm 1975 bởi hai bác sĩ là Craven Kurz và Jim Mulick. Mục đích của phương pháp này là giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cho người dùng, giúp mang lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên kỹ thuật chỉnh nha này tương đối khó, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao, máy móc thiết bị hiện đại thì mới có thể thực hiện được.

Trải qua thời gian dài cải tiến, phương pháp chỉnh nha này đã dần hoàn thiện và được hàng triệu người trên toàn thế giới tin tưởng lựa chọn. Tại Việt Nam, kỹ thuật niềng răng mặt trong đã được Bộ Y tế kiểm định về mức độ an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng và được cấp phép hoạt động tại các hệ thống nha khoa trên toàn quốc.

Ai nên niềng răng mắc cài trong?

Dưới đây là những đối tượng nên đi niềng răng mắc cài mặt trong:

  • Răng mọc chen chúc, lộn xộn: Kiểu răng này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh ăn miệng.
  • Răng hô: Răng hô, răng vẩu là tình trạng răng hàm trên mọc chìa ra bên ngoài, khiến cho miệng không thể khép lại được. Việc niềng răng sẽ giúp bạn cải thiện được tính thẩm mỹ cho góc chính diện và góc nghiêng trên gương mặt.
  • Răng móm: Răng móm là tình trạng răng hàm dưới mọc chìa ra bên ngoài và phủ lên hàm trên, khiến cho gương mặt bị mất cân đối, không đảm bảo được tính thẩm mỹ. Ngoài ra điều này còn làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và phát âm của bạn.
  • Khoảng cách giữa hai răng xa nhau: Hàm răng không khít sẽ khiến thức ăn dễ bị nhét vào kẽ răng, ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng và gây mất thẩm mỹ.
  • Lệch khớp cắn: Khớp cắn sai lệch không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn khiến răng bị mài mòn nhanh hơn, dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,…

Đặc biệt nhớ tính thẩm mỹ cao nên phương pháp này còn rất phù hợp với những người trưởng thành, làm các công việc phải tiếp xúc với nhiều người như giáo viên, doanh nhân, ca dĩ, diễn viên, MC,…

Những trường hợp răng mọc lệch, sai khớp cắn đều có thể niềng mắc cài mặt trong
Những trường hợp răng mọc lệch, sai khớp cắn đều có thể niềng mắc cài mặt trong

Ưu điểm hạn chế của phương pháp niềng răng mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong là phương pháp chỉnh nha được rất nhiều khách hàng lựa chọn bởi nó mang đến rất nhiều lợi ích vượt trội. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn những điểm hạn chế tương tự như những phương pháp niềng răng khác.

Dưới đây là những đánh giá khách quan về ưu điểm và mặt hạn chế của niềng răng mặt trong giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp này:

Ưu điểm của phương pháp chỉnh nha mắc cài mặt trong

Phương pháp niềng răng mặt trong mang đến cho bạn những ưu điểm vượt trội như sau:

Mang đến hiệu quả cao

Niềng răng mặt trong sẽ tạo lực siết lên răng bằng hệ thống khí cụ niềng, giúp mang đến hiệu quả chỉnh nha tương đương với niềng răng mặt ngoài. Dưới tác động của dây cung và mắc cài sẽ đưa răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm, khắc phục mọi khuyết điểm về răng hô, răng móm, sai lệch khớp cắn…

Tính thẩm mỹ cao

Toàn bộ khí cụ của bộ niềng đều nằm ở bên trong răng. Do đó trong quá trình giao tiếp hằng ngày, người đối diện sẽ không thể nào phát hiện được bạn đang niềng răng. Điều này giúp đảm bảo được tính thẩm mỹ của bộ hàm, nhất là với những người trưởng thành, cần giao tiếp và gặp gỡ đối tác.

Không làm ảnh hưởng tới bề mặt của răng

Một số người khi niềng răng mặt ngoài sẽ gặp phải một số vấn đề như xuất hiện đốm trắng, thủy khoáng, sâu răng,… Trong khi đó nếu bạn niềng răng mắc cài mặt trong thì sẽ không bị xuất hiện các vấn đề này. 

Hạn chế tổn thương cho má và môi

Mắc cài được gắn vào bên trong nên sẽ không xảy ra tình trạng va đập hay cọ sát với môi và má. Điều này sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng tổn thương cho những bộ phận này.

Phương pháp này sẽ giúp làm hạn chế tổn thương cho má và môi
Phương pháp này sẽ giúp làm hạn chế tổn thương cho má và môi

Điểm hạn chế của phương pháp niềng răng mặt lưỡi

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, việc niềng răng mắc cài trong cũng tồn tại những điểm hạn chế như sau:

Khó vệ sinh răng miệng

Khi niềng răng mắc cài mặt trong việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn. Bạn cần nhiều thời gian để làm sạch thức ăn thừa bám vào mắc cài, nếu không vệ sinh cẩn thận sẽ gây hôi miệng và bung mắc cài.

Chi phí đắt đỏ

Giá niềng răng mắc cài mặt trong cao hơn gấp 2 hoặc thậm chí gấp 3 lần chi phí niềng răng mặt ngoài, tùy thuộc vào độ lệch lạc của hàm răng. Sở dĩ phương pháp này có giá cao như vậy là do kỹ thuật khó, cần nhiều thiết bị hỗ trợ, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Bác sĩ thực hiện cũng cần phải có tay nghề cao và sẽ phải thường xuyên kiểm tra lực kéo để đưa răng về đúng vị trí mong muốn. 

Gây khó chịu vướng víu

Khi mắc cài được gắn vào mặt bên trong của răng, thời gian đầu bạn sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu. Lưỡi cũng thường xuyên va chạm với mắc cài gây đau rát, tổn thương. Điều này cũng gây khó khăn cho việc ăn uống, nói chuyện, khiến bạn dễ bị chảy nước dãi và khó phát âm khi nói chuyện.

Quy trình niềng răng mặt trong

Dưới đây là các bước niềng răng mắc cài mặt trong cơ bản tại các nha khoa, bạn có thể tham khảo như sau:

Bước 1: Khám răng và tư vấn hướng điều trị

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám răng miệng bằng mắt thường và chụp phim X-quang răng để kiểm tra mức độ lệch khớp cắn của bạn. Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào khác về nha chu như chảy máu chân răng, viêm nướu, sâu răng, vôi răng, viêm tủy,… cũng sẽ được điều trị trong giai đoạn này.

Bước 2: Lấy dấu hàm để chế tạo mắc cài

Sau khi khách hàng đồng ý niềng răng, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm để chế tạo mắc cài vừa vặn với cấu trúc hàm. Mỗi chiếc mắc cài được tạo ra sẽ đảm bảo khớp với từng chiếc răng của bạn, giúp quá trình niềng đạt hiệu quả tốt hơn.

>> Xem thêm: Quy Trình Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Chi Tiết Tại Nha Khoa

Lấy dấu hàm để chế tạo mắc cài
Lấy dấu hàm để chế tạo mắc cài

Bước 3: Gắn khí cụ hỗ trợ chỉnh nha

Bác sĩ sẽ tiến hành gắn các loại khí cụ hỗ trợ cho quá trình niềng răng mắc cài mặt trong như: Thun tách kẽ, gắn khâu, lấy dấu có khâu,…

Bước 4: Gắn mắc cài vào mặt bên trong của răng

Bác sĩ sẽ đánh bóng nhẹ bề mặt sau của răng. Tiếp theo kéo má ra hai bên, làm khô và bôi keo lên bề mặt răng để giữ mắc cài. Trên rãnh của mắc cài là dây cung được cố định bằng thun chuyên dụng.

Bước 5: Siết răng theo định kỳ

Trong quá trình niềng răng mắc cài mặt lưỡi, cứ khoảng 3-6 tháng là bạn cần phải đến gặp nha sĩ để tăng lực siết, thay dây cung và thun. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ giúp bạn lấy cao răng định kỳ để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh.

Bước 6: Kết thúc thời gian niềng và tiến hành đeo hàm duy trì

Sau khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng và cho bạn đeo thêm hàm duy trì trong vòng 6 tháng đến 1 năm tùy theo khả năng đáp ứng được hiệu quả. 

Niềng răng mắc cài mặt trong hiện nay có giá bao nhiêu?

Chi phí niềng răng mắc cài mặt trong có giá cao hơn rất nhiều so với những phương pháp niềng răng mặt ngoài. Nguyên nhân là bởi phương pháp chỉnh nha này có độ khó cao hơn, đòi hỏi nha khoa phải có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và bác sĩ cũng phải có trình độ cao mới có thể thực hiện được. 

Bảng Giá Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Mới Nhất Cập Nhật 2023

Phương pháp chỉnh nha này có chi phí khá đắt đỏ
Phương pháp chỉnh nha này có chi phí khá đắt đỏ

Chính vì vậy mức giá có thể giao động từ 85-115 triệu đồng/ca, phụ thuộc vào mức độ từ trung bình, khó đến phức tạp. Cụ thể như sau:

Cấp độ răng Chi phí
Niềng răng với độ khó từ nhẹ – trung bình 80-100 triệu đồng
Niềng răng với độ khó trên trung bình 100-120 triệu đồng
Trường hợp phức tạp 150 triệu đồng

Bên cạnh đó, ở mỗi nha khoa khác nhau mức giá cũng sẽ có sự dao động khác nhau, tùy thuộc vào chương trình khuyến mãi, bộ dụng cụ niềng và các dịch vụ khác.

Một số câu hỏi liên quan

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong, dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người quan tâm:

Niềng răng nên ăn gì kiêng gì?

Những người đang niềng răng nói chung và niềng răng mắc cài mặt trong nói riêng nên và không nên sử dụng các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm nên dùng: 

  • Thực phẩm chín mềm: Cháo, súp, các loại ngũ cốc, cơm mềm, bún, phở.
  • Sữa và các thực phẩm từ sữa: Sữa, phô mai, bơ mềm, các loại bánh, sữa chua, sữa yakult,…
  • Thực phẩm từ trứng: Trứng hấp, canh trứng, bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc.
  • Thực phẩm dinh dưỡng: Thịt heo, bò, gia cầm và hải sản, nhưng chú ý nên cắt nhỏ để tránh gây bung mắc cài.
  • Rau củ quả: Nên ưu tiên chế biến theo phương pháp hầm hoặc luộc.
  • Nước lọc: Nên ưu tiên dùng nước lọc.

Thực phẩm không nên dùng:

  • Bánh kẹo chứa nhiều đường, tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men gây các bệnh lý về răng và nướu…
  • Soda, cà phê, trà đặc và các loại nước uống nhiễm màu khác có thể khiến răng ố vàng, xỉn màu, gây mất thẩm mỹ.
  • Rượu bia sẽ khiến răng nhạy cảm hơn dẫn đến hỏng men răng.
  • Đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên giòn như khoai tây chiên, thịt quay, snack,…. dễ làm bung mắc cài.
  • Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây hỏng men răng, ảnh hưởng tới mắc cài và dây cung.

Nên niềng răng mặt ngoài hay niềng mặt trong?

Mỗi phương pháp niềng răng sẽ đều có những ưu nhược điểm riêng. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai hình thức chỉnh nha này:

Tiêu chí đánh giá  Niềng răng mặt trong Niềng răng mặt ngoài
Tính thẩm mỹ Tính thẩm mỹ cao Tính thẩm mỹ thấp
Bề mặt ngoài răng Mặt ngoài sẽ không bị ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ Xuất hiện các đốm trắng, thủy khoáng, sâu răng trên bề mặt răng sau khi tháo niềng
Chi phí Chi phí cao từ 65-155 triệu Chi phí thấp từ 25-60 triệu
Thời gian niềng Cần nhiều thời gian để niềng Thời gian niềng được rút ngắn
Khả năng vệ sinh Khó vệ sinh Dễ vệ sinh răng miệng
Tính hiệu quả Hiệu quả tốt với những trường hợp răng và khớp cắn bị sai lệch mức độ từ nhẹ đến vừa phải Hiệu quả đối với mọi trường hợp khớp cắn sai lệch từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Độ thoải mái Gây tổn thương cho lưỡi trong thời gian đầu đeo niềng Gây tổn thương đến môi, má và nướu trong thời gian đầu đeo niềng
Độ phức tạp Khó thực hiện, cần bác sĩ có trình độ tay nghề cao Dễ dàng thực hiện

So sánh phương pháp niềng răng mặt ngoài và mặt trong
So sánh phương pháp niềng răng mặt ngoài và mặt trong

Chỉnh nha mặt trong có đau không?

Niềng răng mặt ngoài hay mặt trong thì đều sẽ đau như nhau. Tuy nhiên cơn đau nhức khó chịu này sẽ chỉ xuất hiện trong khoảng 3-5 ngày đầu sau khi vừa đeo niềng. Xuất phát từ việc mắc cài và dây cung siết chặt vào răng khiến bạn có cảm giác đau. Sau khi răng đã bắt đầu làm quen với sự có mặt của mắc cài thì bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhiều nữa.

Niềng răng mặt lưỡi có cần nhổ răng không?

Niềng răng mắc cài mặt trong có cần nhổ răng không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những trường hợp bị thừa răng hoặc răng mọc sai lệch quá nhiều thì cần nhổ để khoảng trống di chuyển răng. Còn nếu răng bạn vừa vặn để niềng thì không cần thiết phải nhổ.

Lưu ý khi lựa chọn niềng răng mắc cài trong

Để quá trình niềng răng của bạn đạt được hiệu quả tích cực, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Trước tiên bạn cần lựa chọn được địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, tay nghề cao, từng thực hiện thành công cho hàng nghìn ca niềng răng khác nhau. Bên cạnh đó vận liệu được sử dụng cũng phải đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao.
  • Tuân thủ theo đúng lộ trình niềng răng, tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nhiều người không thực hiện theo lời dặn của bác sĩ dẫn đến răng chạy lung tung, không ổn định. 
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách, vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn bằng tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải điện và nước súc miệng. Trung bình mỗi ngày bạn nên đánh răng khoảng 3-4 lần để đảm bảo không còn thức ăn sót lại trên mắc cài.
  • Thời gian đầu bạn chỉ nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh,… đối với những loại thức ăn khác bạn nên cắt thành từng miếng nhỏ rồi mới ăn. Không nên ăn những thực phẩm quá dai hoặc quá cứng có thể làm bung mắc cài.
  • Trường hợp bị bung mắc cài bạn cần đến nha khoa càng sớm càng tốt để được bác sĩ kiểm tra và gắn lại, tránh làm giãn đoạn tới quá trình niềng răng.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm, quy trình và chi phí khi niềng răng mặt trong. Hy vọng thông qua những chia sẻ này của Sheis, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Từ đó lựa chọn được cho mình một phương pháp chỉnh nha phù hợp và hiệu quả, giúp bạn sớm sở hữu nụ cười tự tin rạng rỡ. 

Bài viết hấp dẫn: 

GỢI Ý DỊCH VỤ

Theo dõi tác giả