Tham vấn chuyên môn: Bác Sĩ Đạt Hoàng – Bs. răng hàm mặt – CKII
Quy trình niềng răng mắc cài kim loại chi tiết nhất
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha phổ biến và cơ bản nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng mắc cài bằng kim loại được gắn trực tiếp lên thân răng, kết hợp với dây cung và dây thun sẽ tạo tạo ra lực siết mạnh để đưa răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
Phương pháp niềng răng này có tác dụng cải thiện những khiếm khuyết trên răng như răng mọc lệch, hô, móm, răng thưa, sai khớp cắn,…. Thời gian đeo niềng sẽ rơi vào khoảng 1,5 đến 3 năm tùy vào tình trạng răng miệng và khả năng chăm sóc răng của bạn.
Trong đó, quy trình niềng răng mắc cài kim loại được đánh giá là tương đối đơn giản, nhanh gọn. Mặc dù ở mỗi nha khoa các bước thực hiện sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung một quy trình niềng răng chuẩn chỉnh sẽ phải trải qua các công đoạn như sau:
Bước 1: Thăm khám răng miệng tổng quát, chụp X-quang và tư vấn
Bước đầu tiên trong quy trình niềng răng mắc cài kim loại đó là được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, đánh giá tình trạng răng miệng. Sau đó bạn sẽ được chụp răng bằng phim X-quang. Thông qua hình ảnh trên phim, bác sĩ mới có thể xác định được chính xác vị trí của răng, những chiếc răng mọc ngầm, mọc lệch để có thể đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Tiếp theo bác sĩ sẽ thông báo cho bạn về tình trạng răng miệng và gợi ý cho bạn một số loại mắc cài kim loại phổ biến hiện nay. Đối với niềng răng mắc cài kim loại sẽ có 3 phương pháp niềng phổ biến đó là niềng răng mắc cài kim loại thường, niềng răng mắc cài kim loại tự đóng và niềng răng mắc cài kim loại mặt trong.
Mỗi loại mắc cài kim loại trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dựa trên nhu cầu mong muốn, điều kiện tài chính của bạn và mức độ sai lệch khớp cắn mà bác sĩ có thể lựa chọn cho bạn phù hợp.
Bước 2: Lên kế hoạch chi tiết và ký hợp đồng
Tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành lập kế hoạch điều trị chi tiết cho bạn. Từ phác đồ này bạn sẽ hình dung được hàm răng của mình sau khi niềng sẽ như thế nào. Nếu bạn đồng ý với kế hoạch của bác sĩ thì sẽ tiến hành ký hợp đồng.
Trong điều khoản của hợp đồng sẽ ghi rất rõ các thông tin về chi phí điều trị, thời gian niềng và kết quả nhận được sau khi hoàn thành tiến độ. Mỗi bên sẽ được giữ một bản hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của khách hàng cũng như trách nhiệm của nha khoa.
Bước 3: Lấy dấu hàm răng và tiến hành thiết kế mắc cài
Bạn sẽ được lấy dấu răng bằng bột thạch cao. Bác sĩ sẽ đặt khay bột lên răng của bạn và đợi 5 phút. Trộn bột thạch cao sau đó đổ bột vào khay lấy dấu, chờ khoảng 1 giờ để thạch cao đông cứng lại là đã lấy dấu thành công.
Mẫu thạch cao này sau đó sẽ được chuyển đến bộ phận thiết kế mắc cài chuyên biệt. Từ đó chế tạo ra bộ niềng phù hợp với từng bệnh nhân. Thời gian để hoàn thành bộ niềng là khoảng 1 tuần.
Trong thời gian chờ thiết kế mắc cài, bạn sẽ được lấy cao răng, nhổ răng khôn, nhổ răng thừa, điều trị sâu răng, viêm nướu, viêm tủy,… để đảm bảo quá trình đeo niềng được hiệu quả nhất.
Bước 4: Gắn mắc cài
Đối với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại khí cụ phù hợp với tình trạng răng. Những trường hợp hàm bị hẹp bác sĩ có thể thực hiện nong hàm hoặc đeo khí cụ để nới rộng hàm, giúp cho công đoạn gắn mắc cài đạt hiệu quả hơn.
Mắc cài sẽ được gắn cố định lên thân răng, các dây cung sẽ nằm trên rãnh mắc cài để tạo thành lực siết giúp đưa răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
Bước 5: Tái khám
Hàng tháng, người bệnh sẽ phải quay lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng. Bác sĩ sẽ tiến hành thay dây thun, siết răng, nâng khớp và cắm minivis để đảm bảo răng được di chuyển theo đúng tiến độ.
Bước 6: Tháo niềng và tiếp tục sử dụng hàm duy trì
Sau khoảng 18-24 tháng, răng của bạn đã di chuyển về đúng vị trí mong muốn. Khi đó bác sĩ sẽ bắt đầu tháo mắc cài và cho bạn dùng thêm hàm duy trì để giúp răng được ổn định và không dịch chuyển lại về vị trí cũ. Thời gian đeo hàm duy trì khoảng 6 tháng đến 1 năm tùy vào tình trạng răng miệng của bạn.
>>Xem thêm: Quá Trình Niềng Răng Gồm Mấy Bước? Cần Lưu Ý Những Gì?
Hướng dẫn bạn lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại phù hợp
Hiện nay có 3 phương pháp niềng răng mắc cài kim loại phổ biến đó là niềng răng mắc cài truyền thống, niềng răng mắc cài tự buộc và niềng răng mặt trong. Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để chọn ra được loại mắc cài phù hợp nhất:
Đánh giá | Mắc cài kim loại truyền thống | Mắc cài kim loại tự buộc | Mắc cài kim loại mặt trong |
Ưu điểm | Chi phí thấp.
Hiệu quả cao. Phù hợp với cả những ca răng khó. Thời gian niềng nhanh. |
Tính thẩm mỹ cao.
Ít gây đau nhức, khó chịu. Thời gian đeo niềng nhanh. Dễ vệ sinh. Phù hợp với mọi trường hợp răng bị sạch lệch. Mắc cài ít bị bung. Không cần tái khám nhiều. |
Tính thẩm mỹ cao.
Phù hợp với đa số các trường hợp sai lệch khớp cắn. |
Nhược điểm | Tính thẩm mỹ không cao.
Gây khó chịu và dễ tổn thương cho má, nướu. Dễ bung mắc cài và dây thun. |
Chi phí cao.
Gây khó chịu cho người dùng. Cần bác sĩ tay nghề cao mới có thể thực hiện được. |
Chi phí cao.
Khó vệ sinh răng miệng. Khó ăn uống, ảnh hưởng tới phát âm. Dễ gây tổn thương lưỡi. Đòi hỏi nha sĩ thực hiện phải có trình độ cao. Thời gian niềng lâu hơn. |
Dựa trên bảng thống kê này, bạn có thể lựa chọn được cho mình một phương pháp niềng răng phù hợp với nhu cầu, tình trạng răng miệng và điều kiện tài chính của mình.
>>Xem thêm: Niềng Răng Mắc Cài Tự Buộc Là Gì? Phân Loại Và Bảng Giá
Lưu ý trước trong và sau khi niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng là một quá trình dài với chi phí không hề rẻ. Vì vậy trước, trong và sau khi niềng răng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Trước khi niềng răng:
- Nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, được nhiều người review và đánh giá cao.
- Nên cân nhắc chọn nha khoa gần với địa chỉ của bạn bởi trung bình mỗi tháng bạn sẽ phải tới nha khoa ít nhất 1 lần, nên việc chọn địa chỉ gần sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc đi lại.
- Hãy tìm hiểu trước về loại mắc cài kim loại mà bạn định sử dụng, cả ưu nhược điểm, chi phí, mức độ an toàn và tính hiệu quả.
Trong lúc niềng răng:
- Thời gian đầu mới niềng răng, người bệnh nên ăn cháo, súp hoặc canh để dễ nuốt. Vì lúc này răng rất đau nhức và ê buốt nên bạn không thể sử dụng cơm và thức ăn được.
- Sau đó bạn có thể ăn cơm và các loại thức ăn mềm khác. Tuy nhiên nên cắt nhỏ thức ăn, tránh việc dùng răng cửa để cắn, xé thức ăn sẽ dễ làm bung mắc cài.
- Trong suốt thời gian đeo niềng bạn không được ăn thực phẩm quá dai, quá cứng, đồ ngọt, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia và các loại đồ uống dễ nhiễm màu khác.
- Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng mỗi ngày 3-4 lần với bàn chải lông mềm, súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng, làm sạch răng bằng chỉ nha khoa, tăm nước hoặc bàn chải kẽ,…
- Tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để đảm bảo quá trình niềng răng được diễn ra theo đúng tiến độ.
- Nếu không may mắc cài bị bung ra, bạn cần nhanh chóng đến nha khoa để được gắn lại càng sớm càng tốt.
Sau khi tháo niềng:
- Sau khi tháo niềng răng bạn vẫn phải tiếp tục đeo hàm duy trì để hạn chế sự dịch chuyển của răng về vị trí ban đầu.
- Chú ý chải răng nhẹ nhàng và hạn chế ăn những thực phẩm quá dai hoặc quá cứng cho đến khi răng của bạn được ổn định.
- Bạn vẫn nên đến nha khoa thường xuyên khoảng 3-6 tháng một lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và có biện pháp khắc phục khi răng bị xô lệch trở lại.
Trên đây là những thông tin về quy trình niềng răng mắc cài kim loại tại nha khoa. Mong rằng bạn đọc sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích để lựa chọn cho mình một phương pháp chỉnh nha phù hợp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
Bài đọc thêm:
- Các Giai Đoạn Niềng Răng Và Diễn Biến Chi Tiết Bạn Cần Nắm Rõ
- Các Loại Mắc Cài Niềng Răng Và Gợi Ý Lựa Chọn Tốt Nhất
GỢI Ý DỊCH VỤ