Các Loại Khí Cụ Niềng Răng Phổ Biến Tại Nha Khoa Bạn Nên Biết

Tham vấn chuyên môn: Bác Sĩ Đạt Hoàng – Bs. răng hàm mặt – CKII

Các khí cụ niềng răng là những thiết bị được dùng phổ biến trong nha khoa. Chúng có tác dụng giúp đưa những chiếc răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Dưới đây là tổng hợp một số khí cụ nha khoa phổ biến. Bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng răng miệng của từng người mà lựa chọn ra những khí cụ phù hợp nhất.

Khí cụ niềng răng là gì?

Khí cụ niềng răng là những dụng cụ được sử dụng trong nha khoa, giúp hỗ trợ quá trình niềng răng, chỉnh nha cho người bệnh. Các thiết bị này sẽ tạo lực kéo giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Có rất nhiều loại khí cụ khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào mức độ sai lệch của răng và dịch vụ mà bạn sử dụng.

>> Xem thêm: Niềng Răng Là Gì? Quy Trình, Mức Giá Và Câu Hỏi Liên Quan

Khí cụ niềng răng được dùng để hỗ trợ quá trình chỉnh nha cho người bệnh
Khí cụ niềng răng được dùng để hỗ trợ quá trình chỉnh nha cho người bệnh

Hầu hết các khí cụ niềng răng được lắp cố định trong lúc niềng để đảm bảo duy trì lực kéo ổn định trong suốt thời gian niềng. Tuy nhiên cũng có những loại khí cụ có thể tháo lắm, giúp thuận tiện hơn trong quá trình ăn uống vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Các loại khí cụ niềng răng phổ biến nhất hiện nay

Trong lĩnh vực chỉnh nha, có rất nhiều loại khí cụ niềng răng khác nhau. Chúng có tác dụng giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Mỗi một phương pháp chỉnh nha sẽ có những loại khí cụ đi kèm sao cho phù hợp.

Khí cụ niềng răng đối với niềng răng bằng mắc cài

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật niềng răng truyền thống với việc sử dụng mắc cài, dây cung, dây thun, minivis,… để điều chỉnh lại vị trí của những chiếc răng đang bị mọc lệch. Dưới đây là một số khí cụ niềng răng được dùng trong niềng răng mắc cài.

Mắc cài

Mắc cài là một khí cụ quan trọng không thể thiếu đối với phương pháp niềng răng mắc cài. Các mắc cài được gắn trực tiếp lên thân răng giúp răng dịch chuyển theo hướng mong muốn. 

Mắc cài có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như kim loại, sứ hoặc pha lê. Ngoài ra, mắc cài cũng được chia thành hai loại phổ biến là mắc cài thường và mắc cài tự buộc. Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. 

Mắc cài thường sử dụng thun buộc để cố định dây cung trong mắc cài. Khi sử dụng loại mắc cài này, bạn cần đến nha khoa thường xuyên để được bác sĩ siết chặt răng. Còn đối với mắc cài tự buộc sẽ có các nắp trượt tự động để thay thế cho dây thun. Mắc cài sẽ tự động điều chỉnh lại lực siết răng vì vậy bạn không cần phải đến nha khoa định kỳ.

>> Xem thêm: Các Loại Mắc Cài Niềng Răng Và Gợi Ý Lựa Chọn Tốt Nhất

Mắc cài là một khí cụ quan trọng không thể thiếu đối với phương pháp niềng răng mắc cài
Mắc cài là một khí cụ quan trọng không thể thiếu đối với phương pháp niềng răng mắc cài

Dây cung

Dây cung là một khí cụ nha khoa không thể thiếu đối với phương pháp niềng răng mắc cài. Dây cung là một sợi dây dài, mảnh, được gắn cố định với mắc cài bằng dây thun hoặc chốt tự động trên mắc cài. Nhiệm vụ của dây cung là giúp tạo áp lực để di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Lực kéo do dây cung tạo ra sẽ giúp cải thiện tình trạng sai lệch khớp cắn một cách hiệu quả. 

Hiện nay các nha khoa đang sử dụng một số loại dây cung phổ biến như: Dây cung kim loại quý, dây cung Niken – Titan, dây cung Cobalt – Chromium, dây cung Stainless Steel, dây cung Titan – Beta.

Hook

Hook là khí cụ có dạng móc, được dùng để gắn vào dây thun tại các vị trí như răng nanh, răng cối nhỏ hoặc mắc cài của răng cối lớn. Thông thường hook sẽ được kết hợp cùng với các khí cụ niềng răng khác để liên kết hai hàm với nhau như minivis, dây thun, dây cung. Một số loại hook được dùng phổ biến trong nha khoa bao gồm: Hook thẳng, hook cong, hook chặn đuôi, hook 1 móc, hook 3 móc.

Minivis 

Minivis là một khí cụ niềng răng có hình xoắn ốc. Nó thường có kích thước khá nhỏ, đường kính chỉ từ 1,4-2mm, chiều dài từ 6-12mm. Minivis được dùng với mục đích tạo điểm neo để kết nối với hệ thống mắc cài, giúp điều chỉnh khớp cắn, đưa răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng Minivis sẽ giúp rút ngắn thời gian niềng răng lên đến 9 tháng.

Cũng có một số trường hợp niềng răng không cần phải sử dụng Minivis. Thông thường bác sĩ chỉ sử dụng Minivis cho những người có cung hàm quá cứng, răng bị hô, phải nhổ từ 4-5 chiếc răng trở lên.

>> Xem thêm: Cắm Vít Niềng Răng Là Gì Và Toàn Bộ Các Thông Tin Liên Quan

Minivis là một khí cụ niềng răng có hình xoắn ốc
Minivis là một khí cụ niềng răng có hình xoắn ốc

Khâu chỉnh nha

Khâu chỉnh nha hay còn được gọi là band. Đây là một vòng kim loại nhỏ có cấu tạo theo hình dáng răng và được gắn vào răng hàm số 6 hoặc số 7 để tạo điểm tựa giúp mắc cài trở nên chắc chắn hơn. Khâu niềng sẽ bao gồm các bộ phận như: Móc phía ngoài để móc chun vào lò xo, ống phía lưỡi để gắn khí cụ và ống phía má để luồn dây cung. 

Band chỉnh nha là dụng cụ được dùng trong suốt quá trình niềng răng. Chúng sẽ tác động lực lên hàm răng, giúp thu ngắn thời gian đeo niềng của bạn. Mặc dù vậy không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng thiết bị này. Bác sĩ sẽ chỉ sử dụng khâu chỉnh nha nếu như thân răng ngắn, mắc cài dễ bị bung hoặc cần dùng tới khí cụ nong hàm.

Lò xo

Lò xo là một khí cụ nha khoa được dùng trong phương pháp niềng răng mắc cài. Có 3 loại lò xo chính được sử dụng đó là lò xo đẩy, lo xo kéo và lò xo duy trì. Mỗi loại lò xo này sẽ có tác dụng riêng cụ thể như sau:

  • Lò xo đẩy giúp tạo thêm khoảng trống giữa những chiếc răng.
  • Lo xo kéo giúp thu nhỏ khoảng trống giữa các răng thưa hoặc khe hở do nhổ răng.
  • Lò xo duy trì giúp duy trì khoảng trống giữa các răng trên cung hàm.

Lò xo trong nha khoa thường được làm bằng thép không gỉ và có nhiều vòng tròn nối tiếp nhau. Để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hoạt động của hàm răng, lò xo bắt buộc phải có độ đàn hồi cao. Chúng sẽ được gắn vào răng hàm và kết nối với dây cung phía sau răng số 3.

Thun liên hàm

Thun liên hàm được dùng cho những trường hợp có răng khểnh, răng mọc lệch hẳn về phía trên hoặc dùng để điều chỉnh lại khớp cắn của hai hàm. Một đầu của thun liên hàm được đặt trực tiếp vào mắc cài của hàm trên, đầu còn lại sẽ được gắn vào mắc cài hàm dưới để tạo ra lực kéo giúp răng chuyển động vào đúng vị trí mong muốn. Loại thun này được làm từ cao su nên có độ đàn hồi cao và rất an toàn cho răng nướu. 

Thun chuỗi

Thun chuỗi hay còn được gọi là Energy, Power hay Memory Chain. Thiết bị này được làm từ nguyên liệu cao su có tính đàn hồi cao và rất thân thiện với sức khỏe con người. 

Thun chuỗi được tạo thành bởi nhiều vòng hình chữ O kết nối với nhau. Thiết bị này sẽ được gắn lên mắc cài và có tác dụng giúp thu nhỏ khoảng trống giữa các răng trong quá trình niềng. Thun có tới gần 30 màu sắc khác nhau giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn được màu sắc phù hợp với sở thích của mình.

Thun chuỗi trong nha khoa
Thun chuỗi trong nha khoa

Thiết bị nong hàm

Thiết bị nong hàm là vật liệu được dùng khá nhiều trong niềng răng. Công dụng chính của thiết bị này đó là giúp gia tăng diện tích của vòm miệng, hỗ trợ tạo khoảng trống giúp các răng đang mọc lệch có thể dễ dàng di chuyển về đúng vị trí như mong muốn. 

Những trường hợp được bác sĩ chỉ định nong hàm bao gồm: Người có hàm bị lệch, méo, vòm hàm quá hẹp, không có đủ chỗ để sắp xếp răng. Trước khi gắn mắc cài và dây cung lên răng, bác sĩ sẽ thực hiện nong hàm. Thời gian đeo nong hàm kéo dài từ 1-6 tháng tùy vào tình trạng răng miệng của bạn.

Dây thun tách kẽ

Dây thun tách kẽ là những miếng cao su nhỏ có hình tròn được gắn trực tiếp vào kẽ của răng hàm số 5, 6, 7. Nhiệm vụ chính của thun tách kẽ đó là nới rộng khoảng cách giữa hai răng để đặt được band niềng. Thun chủ yếu được làm từ chất liệu cao su, đôi khi nó cũng có thể là những thanh kim loại hình chữ L.

Kìm chỉnh nha

Một trong những khí cụ nha khoa được dùng phổ biến đó là kìm chỉnh nha. Thiết bị này được làm từ chất liệu thép không gỉ và có nhiều hình dạng khác nhau. Mỗi loại sẽ có những công dụng riêng, cụ thể như sau:

  • Kìm Weingart: Kìm Weingart được sử dụng để đặt dây cung trong các rãnh mắc cài và uốn cong phần đuôi của dây. Đầu kìm có răng cưa, thon, hơi cong và được làm tròn giúp giữ dây cung chắc chắn hơn, đồng thời hỗ trợ quá trình kẹp dây giữa 2 mắc cài một cách an toàn và chính xác. 
  • Kìm tháo mắc cài: Loại kìm này được dùng để tháo mắc cài sau khi kết thúc quá trình niềng răng. Kìm có thể kẹp chặt mắc cài theo chiều dọc hoặc chiều ngang, đầu kìm có 2 mỏ cong đặt bên trên và dưới mắc cài, giúp việc tháo niềng đơn giản dễ dàng hơn. 
  • Kìm bấm Hook TC: Những trường hợp cần dùng hook để đeo thun hoặc lò xo sẽ cần phải dùng đến kìm bấm hook. Thiết bị này được thiết kế gọn nhẹ, cầm vừa tay, khi bấm rất chắc chắn và không bị xoay.
  • Kìm bẻ đuôi dây Niti: Loại kìm này được dùng để bẻ phần đuôi dây cung trong quá trình chỉnh nha. Sản phẩm có thiết kế lòng máng cong, giúp quá trình thực hiện thao tác được dễ dàng hơn.
  • Kìm chỉnh nha cạo vật liệu dư: Loại kìm này được sử dụng để loại bỏ các vật liệu trên răng sau khi tháo mắc cài. Kìm có thiết kế vừa với vòm miệng, tránh làm tổn thương tới các mô trong khoang miệng và giúp bác sĩ dễ dàng thao tác hơn.
Một trong những khí cụ nha khoa được dùng phổ biến đó là kìm chỉnh nha
Một trong những khí cụ nha khoa được dùng phổ biến đó là kìm chỉnh nha

Khí cụ chỉnh nha đối với niềng răng trong suốt

Đối với phương pháp niềng răng trong suốt thì khí cụ niềng răng đã được tối giản hơn rất nhiều. Thay vì dùng mắc cài và dây cung như bình thường thì bác sĩ chỉ sử dụng hai khí cụ đơn giản là khay trong và attachment. 

Khay trong suốt

Khay niềng được chế tác từ các vật liệu cao cấp với bề mặt trơn nhẵn, có màu trong suốt, phù hợp với kích thước hàm răng của mỗi người. Khay niềng cũng đã được kiểm định về mức độ an toàn cho răng miệng, không gây tổn thương cho má, môi và lưỡi. Đây là thiết bị quan trọng có tác dụng nắn chỉnh răng, đưa răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.

Ưu điểm lớn nhất của khí cụ niềng răng này đó là có thể dễ dàng tháo lắp để ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Ngoài ra do khay niềng có màu trong suốt nên người đối diện rất khó có thể nhận biết được bạn đang đeo niềng, giúp đảm bảo được tính thẩm mỹ cao.

Attachment

Attachment được làm bằng nhựa Composite. Đây là những chiếc nút đặt lực được bác sĩ gắn lên răng bằng keo nha khoa. Attachment có nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau, tương đồng với răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao. 

Attachment có tác dụng hỗ trợ tạo lực cho khay niềng, giúp răng dịch chuyển theo đúng hướng mong muốn. Tuy nhiên không phải ai cũng cần gắn Attachment, chỉ những người có răng xoay vào trong hoặc mọc lệch ra ngoài mới cần sử dụng tới khí cụ niềng răng này.

Hàm duy trì sau niềng răng

Hàm duy trì là khí cụ niềng răng mà bất cứ phương pháp chỉnh nha nào cũng cần sử dụng. Sau khi tháo niềng bạn cần tiếp tục đeo hàm duy trì thêm 6-12 tháng nữa để giúp cố định răng ở đúng vị trí trên cung hàm, ngăn ngừa tình trạng xô lệch răng khiến răng trở về vị trí cũ.

Có 3 loại hàm duy trì được dùng phổ biến đó là hàm tháo lắp kim loại, hàm tháo lắp bằng nhựa trong suốt và hàm cố định. Tùy theo nhu cầu và tình trạng răng miệng của từng người mà bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng loại hàm phù hợp nhất.

>> Xem thêm: Hàm Duy Trì Sau Niềng Răng Là Gì? Cách Sử Dụng Và Lưu Ý

Bất cứ phương pháp niềng răng nào cũng cần đeo hàm duy trì
Bất cứ phương pháp niềng răng nào cũng cần đeo hàm duy trì

Khí cụ nha khoa cho trẻ

Trẻ nhỏ khi niềng răng cũng có bộ khí cụ nha khoa riêng. Dưới đây là một số dụng cụ được dùng phổ biến bạn có thể tham khảo:

EF

Đây là khí cụ được dùng trong giai đoạn tiền chỉnh nha, giúp điều trị những sai lệch ở răng và xương hàm cho trẻ trước khi dùng niềng răng cố định. Ngoài ra, EF cũng giúp loại bỏ các thói quen xấu của trẻ như đẩy lưỡi, mút ngón tay, ngậm ti giả. Mỗi ngày trẻ sẽ đeo hàm EF khoảng 2 giờ vào ban ngày và đeo suốt đêm khi ngủ.

Headgear

Headgear là khí cụ được dùng để nắn chỉnh xương hàm cho trẻ, giúp kiểm soát sự phát triển của xương hàm trên và xương hàm dưới để bé có được khớp cắn chuẩn. Thời gian đeo Headgear tối thiểu là từ 10-12 giờ/ngày. Nếu bé đeo nhiều hơn 12 giờ mỗi ngày thì hiệu quả điều trị càng cao.

Quad – Helix 

Quad – Helix là một khí cụ nha khoa cho trẻ được dùng để mở rộng cung hàm trên cho những trường hợp răng mọc chen chúc, khấp khểnh, hô, móm, khuôn hàm không đều. Ngoài ra, Quad – Helix còn giúp tạo khoảng trống cho răng, giúp những chiếc răng chưa mọc có thể mọc lên đúng vị trí.

Facemask

Facemask là khí cụ đeo mặt ngoài dùng cho những trường hợp răng bị móm do sự phát triển không hợp lý của xương hàm trên và xương hàm dưới. Theo đó, khí cụ niềng răng này sẽ dùng lực kéo giữa trán và cằm để kéo xương hàm trên về phía trước và kiểm soát sự phát triển của xương hàm dưới. 

Thời gian đeo Facemask kéo dài khoảng 8-12 tiếng mỗi ngày. Nên đeo vào buổi tối khi đi ngủ mặc dù điều này có thể khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên nếu trẻ đeo sớm trong giai đoạn trước 12 tuổi thì việc niềng răng sau này sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.

Facemask là khí cụ đeo mặt ngoài dùng cho trẻ nhỏ
Facemask là khí cụ đeo mặt ngoài dùng cho trẻ nhỏ

Một số lưu ý về các khí cụ chỉnh nha bạn cần biết

Dưới đây là một số thông tin hữu ích về các loại khí cụ niềng răng bạn cần biết:

  • Không phải cứ niềng răng là sẽ cần sử dụng hết các khí cụ nha khoa kể trên. Bác sĩ sẽ chỉ sử dụng những dụng cụ phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn để mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.
  • Những khí cụ niềng răng này rất ít được bán lẻ, bạn cũng không nên tự ý mua chúng ở bên ngoài.
  • Một số khí cụ như dây thun, mắc cài, dây cung,… rất dễ bị bung, tuột ra ngoài trong quá trình niềng răng. Nếu phát hiện các thiết bị này bị tuột thì cần nhanh chóng đến nha khoa để được bác sĩ xử lý.
  • Sau khi niềng răng nên ăn những thức ăn mềm, tránh dùng đồ quá dai, quá cứng, nên dùng kéo chia nhỏ thức ăn để không làm ảnh hưởng đến các khí cụ niềng.

Trên đây là một số thông tin về các khí cụ niềng răng phổ biến nhất tại nha khoa. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để quá trình niềng răng được hiệu quả hơn.

Bài viết hấp dẫn: 

GỢI Ý DỊCH VỤ

Theo dõi tác giả