20 Tuổi Niềng Răng Bao Nhiêu Tiền? Phương Pháp Nào Phù Hợp?

Niềng răng là một dịch vụ thẩm mỹ răng miệng rất được ưa chuộng hiện nay. Ai cũng biết niềng răng càng sớm thì hiệu quả mang lại sẽ càng cao và ngược lại. Bởi khi trưởng thành cung hàm và chân răng đã có độ cứng chắc nhất định nên rất khó để điều chỉnh vị trí của răng. Vậy tuổi 20 có niềng răng được không? 20 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền? Nội dung sau đây sẽ giải đáp những thắc này giúp cho bạn.

Ở độ tuổi 20 có niềng răng được không?

Các chuyên gia cho biết, độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là từ 7-16 tuổi. Bởi lúc này răng và xương hàm của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, rất dễ điều chỉnh, tránh tình trạng bị sai lệch khớp cắn. Nếu niềng răng ở giai đoạn này bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí điều trị.

Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để niềng răng từ nhỏ, do vậy rất nhiều người khi bước vào độ tuổi 20 mới có thể niềng răng. Vậy 20 tuổi niềng răng có được không? 

Niềng răng ở tuổi 20 vẫn có thể đả được hiệu quả cao
Niềng răng ở tuổi 20 vẫn có thể đạt được hiệu quả cao

Theo chuyên gia khi bước vào độ tuổi trưởng thành, xương hàm và răng đã phát triển cứng chắc nên việc điều chỉnh lại khớp cắn sẽ trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể nắn chỉnh chúng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm một cách hiệu quả. 

Vì vậy bạn không cần phải lo lắng không biết niềng răng ở độ tuổi 20 có được không. Bởi vì kể cả khi bạn đã 30 hay 40 tuổi mà cấu trúc răng và xương hàm vẫn chắc khỏe thì hoàn toàn có thể thực hiện được dịch vụ nha khoa thẩm mỹ này. 

>> Xem thêm: Niềng Răng Là Gì? Quy Trình, Mức Giá Và Câu Hỏi Liên Quan.

Giải pháp niềng răng ở tuổi 20

Ở độ tuổi 20, bạn cần tìm hiểu về phương pháp chỉnh nha nào phù hợp với tình trạng răng miệng điều kiện tài chính của mình. Dưới đây là những phương pháp niềng răng phù hợp với những người trưởng thành, bao gồm:

Niềng răng mắc cài kim loại

Đây là phương pháp niềng răng sử dụng dây cung, dây thun và mắc cài bằng kim loại để dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn 2 lựa chọn đó là niềng răng bằng mắc cài thường và niềng răng bằng mắc cài tự buộc.

Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ, phù hợp với sinh viên và người mới đi làm.
  • Độ bền cao.
  • Hiệu quả tốt, dùng được cho mọi trường hợp sai lệch khớp cắn.
  • Dễ thực hiện, bạn có thể áp dụng tại bất kỳ nha khoa nào.

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ kém.
  • Không phù hợp với người có cơ địa bị dị ứng với kim loại.
  • Có thể bị bung tuột mắc cài trong quá trình vệ sinh, ăn uống.
  • Gây vướng víu và dễ làm tổn thương vùng má.

Niềng răng mắc cài sứ

Phương pháp này có cơ chế hoạt động tương tự như niềng răng với mắc cài kim loại. Tuy nhiên bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp có màu trắng ngà tương đồng với màu răng. Bạn cũng sẽ được lựa chọn giữa niềng răng mắc cài sứ thường và niềng răng mắc cài sứ tự buộc.

Niềng răng mắc cài sứ rất phù hợp với các bạn sinh viên
Niềng răng mắc cài sứ rất phù hợp với các bạn sinh viên

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Vật liệu sứ rất an toàn cho sức khỏe.
  • Phù hợp với mọi trường hợp bị sai lệch khớp cắn.

Nhược điểm: 

  • Chi phí cao.
  • Chất liệu sứ dễ bị vỡ.

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi

Niềng răng mắc cài mặt lưỡi sử dụng dây cung và mắc cài bằng kim loại được gắn vào mặt trong của răng. Đây là một phương pháp được cải tiến từ niềng răng mắc cài nên cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Có thể áp dụng cho niềng răng 1 hàm hoặc 2 hàm.

Nhược điểm:

  • Chi phí đắt.
  • Gây vướng víu và rất khó chịu trong khoang miệng.
  • Dễ làm tổn thương lưỡi.
  • Gây khó phát âm.
  • Thời gian niềng răng lâu hơn.

Niềng răng trong suốt

Phương pháp niềng răng này sử dụng khay niềng trong suốt được làm từ nhựa y khoa cao cấp, có xuất xứ tại mỹ. Một lộ trình niềng răng sẽ sử dụng từ 20-40 khay niềng. Trung bình cứ khoảng 2-3 tuần bạn sẽ thay một khay niềng mới để giúp dịch chuyển răng về vị trí đúng trên cung hàm.

Niềng răng trong suốt cũng là phương pháp rất được ưa chuộng hiện nay
Niềng răng trong suốt cũng là phương pháp rất được ưa chuộng hiện nay

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Dễ dàng tháo rời khay niềng khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
  • Chất liệu nhựa y khoa cao cấp, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
  • Không gây đau nhức, ê buốt hay khó chịu ở răng.
  • Có thể áp dụng được cho mọi trường hợp răng mọc lệch lạc.

Nhược điểm:

  • Chi phí quá đắt so với sinh viên.
  • Thời gian niềng răng lâu.

Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến chi phí niềng răng?

Chi phí niềng răng ở độ tuổi 20 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:

Tình trạng răng miệng

Những người có tình trạng sai lệch khớp cắn ở mức độ nghiêm trọng sẽ có chi phí điều trị đắt hơn và ngược lại. Đồng thời, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề khác như viêm nha chu, sâu răng, viêm lợi, viêm tủy, răng mọc ngầm… thì chi phí điều trị sẽ phát sinh thêm một khoản nữa. 

Trình độ chuyên môn của bác sĩ

Bác sĩ có tay nghề cao, nhiều chứng chỉ hành nghề, chuyên môn giỏi sẽ giúp bạn xây dựng phác đồ điều trị chuẩn xác và chi tiết. Nếu bạn được điều trị bởi những bác sĩ nổi tiếng thì chi phí niềng răng sẽ cao hơn. Bù lại bạn sẽ cảm thấy an tâm trong suốt quá trình điều trị của mình bởi những bác sĩ giàu kinh nghiệm rất ít khi mắc phải sai sót trong khi làm việc.

Chi phí niềng răng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của bác sĩ
Chi phí niềng răng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của bác sĩ

Cơ sở vật chất tại nha khoa

Những nha khoa uy tín, chất lượng sẽ được đầu tư rất mạnh về cơ sở hạ tầng và máy móc hiện đại. Bởi những thiết bị này sẽ hỗ trợ bác sĩ rất nhiều trong việc thăm khám và điều trị cho người bệnh, giúp tìm ra phương pháp chỉnh nha thích hợp và đưa ra hình ảnh mô phỏng kết quả niềng răng cho khách hàng.

Phương pháp niềng răng

20 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền cũng sẽ phụ thuộc vào phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn. Mức chênh lệch giữa các phương pháp niềng răng nằm ở chất liệu khí cụ và tính thẩm mỹ mà nó mang lại. Trong đó phương pháp chỉnh nha rẻ nhất đó là niềng răng mắc cài kim loại còn đắt nhất là niềng răng trong suốt Invisalign.

Chi phí niềng răng cho người 20 tuổi là bao nhiêu?

Để trả lời cho câu hỏi 20 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền bạn sẽ cần phải trực tiếp đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết. 

Dưới đây là bảng giá niềng răng tại nha khoa bạn trẻ có thể tham khảo: 

Phương pháp Chi phí
Niềng răng mắc cài kim loại 29 – 37 triệu đồng
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc hoặc tự khóa 42 – 50 triệu đồng
Niềng răng mắc cài sứ cao cấp 42 – 50 triệu đồng
Niềng răng mắc cài sứ tự đóng hoặc tự khóa 50 – 58 triệu đồng
Niềng răng mắc cài mặt trong 85 – 115 triệu đồng
Niềng răng Invisalign 100 – 120 triệu đồng

Bên cạnh chi phí niềng răng, bạn sẽ phải chi trả thêm một số dịch vụ đi kèm để hỗ trợ quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả hơn.

Loại dịch vụ Giá niêm yết
Nhổ răng 300.000đ – 800.000đ/răng
Minivis 1.500.000đ – 6.000.000đ/vis
Nong hàm 10.000.000đ – 15.000.000đ tùy thuộc vào loại khí cụ nong hàm
Hàm duy trì máng trong suốt 500.000/hàm
Hàm duy trì hawley 1.000.000/ hàm
Chi phí tháo mắc cài + làm sạch răng 1.000.000đ – 1.500.000đ/hàm
Gắn cung duy trì mặt trong 1.000.000/ hàm

Chi phí niềng răng tại mỗi nha khoa sẽ có sự chênh lệch với nhau. Đặc biệt là các nha khoa lớn, có đội ngũ bác sĩ chuyên gia từ nước ngoài thì thường có chi phí điều trị cao hơn các phòng nha nhỏ. Hơn nữa tại mỗi thời điểm các nha khoa sẽ có những ưu đãi về giá. Vì vậy bạn hãy liên hệ trực tiếp với nha khoa để biết được thông tin chi tiết về giá.

Một số câu hỏi thường gặp

Bên cạnh thắc mắc 20 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền, dưới đây là những câu hỏi liên quan giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về dịch vụ niềng răng ở tuổi 20.

20 tuổi cần niềng răng trong bao lâu?

Thời gian trung bình cho một ca niềng răng ở tuổi 20 là từ 1,5-2 năm do xương hàm và cấu trúc của răng đã dần được ổn định. Tuy nhiên thời gian đeo niềng có thể diễn ra nhanh hơn hoặc lâu hơn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn. Nếu như răng bị sai lệch khớp cắn không quá nghiêm trọng thì sau khoảng 1-1,5 năm là bạn có thể tháo niềng.

Trung bình thời gian niềng răng ở tuổi 20 là từ 1,5-2 năm
Trung bình thời gian niềng răng ở tuổi 20 là từ 1,5-2 năm

20 tuổi niềng răng có bị đau không?

Bất cứ độ tuổi nào khi niềng răng cũng đều phải trải qua cảm giác đau nhức khó chịu, đặc biệt là sau 1 tuần đầu mới đeo niềng và sau mỗi lần bác sĩ siết dây cung, cắm minivis… Cảm giác đau nhức ê buốt này là do các khí cụ chỉnh nha tạo lực siết để di chuyển răng trên cung hàm. Tuy nhiên cơn đau này vẫn nằm trong ngưỡng mà con người có thể chịu đựng được và chúng cũng chỉ kéo dài trong 5-7 ngày. Ngoài ra bạn cũng sẽ được bác sĩ phát thêm thuốc giảm đau nên cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này.

20 tuổi khi niềng răng có phải nhổ răng không?

Các bác sĩ cho biết, đa phần các trường hợp niềng răng đều cần phải nhổ răng. Lý do là bởi răng cần có khoảng trống để dịch chuyển. Vì vậy nếu bạn mọc răng khôn, răng khểnh hoặc có quá nhiều răng thừa thì bắt buộc phải nhổ răng để tạo khoảng trống cần thiết. Có những trường hợp chỉ cần nhổ 1-2 răng, nhưng cũng có những ca phải nhổ tới 9-10 chiếc răng. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp và cụ thể.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc 20 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền cùng với một số các vấn đề liên quan khác. Mong rằng một số chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích, để lựa chọn cho mình được phương pháp niềng răng phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân và gia đình.

Tham vấn chuyên môn: Bác Sĩ Đạt Hoàng – Bs. răng hàm mặt – CKII.

Bác sĩ Đạt Hoàng tốt nghiệp loại giỏi tại ĐH Y Thái Bình, từng đảm nhận vị trí Bác sĩ Chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại Bệnh viện Việt Pháp – Úc Châu. Bác sĩ còn có khoảng thời gian tu nghiệp tại ĐH Harvard (Hoa Kỳ) về chuyên ngành nha khoa thẩm mỹ. Nhiều năm công tác trong lĩnh vực nha khoa, bác sĩ được đánh giá là một trong những bác sĩ nha khoa giỏi hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu trong tay nhiều chứng chỉ nha khoa cao cấp như: Chứng chỉ cấy ghép răng Implant Nha khoa, Chứng chỉ chỉnh nha Invisalign.

GỢI Ý DỊCH VỤ

Theo dõi tác giả