Các Loại Mắc Cài Niềng Răng Và Gợi Ý Lựa Chọn Tốt Nhất

Tham vấn chuyên môn: Bác Sĩ Đạt Hoàng – Bs. răng hàm mặt – CKII

Các loại mắc cài niềng răng hiện nay tương đối đa dạng, mỗi phương pháp chỉnh nha lại sử dụng loại mắc cài tương ứng. Với nhiệm vụ kết hợp cùng các khí cụ chỉnh nha khác giúp tăng lực kéo, dịch chuyển răng về vị trí mong muốn, mắc cài đóng vai trò quan trọng đối với quá trình niềng răng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những loại mắc cài phổ biến cùng ưu, nhược điểm để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Các loại mắc cài niềng răng

Niềng răng – chỉnh nha là kỹ thuật chỉnh sửa, thẩm mỹ răng hiện đại, giúp khắc phục hiệu quả tình trạng răng thưa hở, răng mọc lệch, khấp khểnh, hô, móm, sai lệch khớp cắn… Trong đó, các loại mắc cài niềng răng là khí cụ đặc biệt kết hợp với dây cung tạo lực kéo đưa răng về đúng vị trí, mang lại nụ cười tự tin rạng rỡ.

Hiện nay, có 4 loại mắc cài phổ biến đang được các cơ sở nha khoa sử dụng:

Mắc cài kim loại truyền thống

Mắc cài kim loại là khí cụ đầu tiên được sử dụng trong chỉnh nha, đến nay đã có tuổi đời hơn 100 năm. Khi mới xuất hiện, niềng răng mắc cài kim loại tương đối cồng kềnh, tuy nhiên ngày nay đã có những đổi mới nhất định khiến cho khí cụ này trở nên nhỏ gọn, tạo sự thoải mái cho người niềng và mang đến hiệu quả rõ rệt.

>> Xem thêm: Niềng Răng Là Gì? Quy Trình, Mức Giá Và Câu Hỏi Liên Quan.

Mắc cài kim loại truyền thống cho hiệu quả nắn chỉnh cao
Mắc cài kim loại truyền thống cho hiệu quả nắn chỉnh cao

Niềng răng mắc cài kim loại hoạt động bằng cách gắn mắc cài vào răng và dùng dây cung nối lại với nhau. Các dây được buộc vào mắc cài nhờ thun, để kịp thời theo dõi sự dịch chuyển của răng nha sĩ thường hẹn bệnh nhân tái khám, chỉnh dây cung sau mỗi 4-8 tuần.

Thông thường, niềng răng mắc cài kim loại được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con vì không thể tự ý tháo lắp nên không cần thường xuyên nhắc nhở con đeo niềng. Song mắc cài kim loại đòi hỏi bản thân mỗi người phải chăm sóc răng miệng thật tốt trong suốt quá trình đeo niềng.

Ưu điểm:

  • Lực kéo ổn định, hiệu quả nắn chỉnh răng cao, rút ngắn thời gian đeo niềng.
  • Không làm thay đổi giọng nói.
  • Có thể lựa chọn thun theo màu sắc yêu thích, phù hợp với trẻ em.
  • Ít phụ thuộc vào sự tuân thủ của người đeo niềng.
  • Chi phí rẻ nhất trong các phương pháp chỉnh nha đang có hiện nay.

Nhược điểm:

  • Khó vệ sinh, nhất là việc dùng chỉ nha khoa.
  • Lộ rõ trên răng khi nói chuyện, ăn uống nên tính thẩm mỹ không cao.
  • Mắc cài dễ bung, bật dây cung khi hoạt động mạnh hoặc nhai đồ dai/cứng.
  • Đôi khi có thể gây kích ứng răng miệng ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng kim loại.

Mắc cài sứ

Trong các loại mắc cài niềng răng, mắc cài sứ có tính thẩm mỹ tương đối cao khi được làm từ hợp kim gốm và mang màu sắc tương đồng với màu răng. Chính vì vậy mà hiện nay, nhiều người có xu hướng lựa chọn niềng răng mắc cài sứ thay vì mắc cài kim loại truyền thống.

>> Xem thêm: Niềng Răng Sứ : Phân Loại, Quy Trình Thực Hiện Và Bảng Giá

Mắc cài sứ cho hiệu quả thẩm mỹ cao hơn mắc cài kim loại
Mắc cài sứ cho hiệu quả thẩm mỹ cao hơn mắc cài kim loại

Ưu điểm:

  • Tương đồng với màu răng, cho hiệu quả thẩm mỹ cao, đem lại sự tự tin khi giao tiếp.
  • Hợp kim gốm chịu lực tốt, khó bể vỡ.
  • Nếu lực kéo ổn định sẽ cho hiệu quả cao không thua kém mắc cài kim loại.

Nhược điểm:

  • Dễ ố vàng, xỉn màu nếu không giữ gìn vệ sinh đúng cách.
  • Mắc cài sứ có giá thành cao hơn so với mắc cài kim loại truyền thống.

Mắc cài tự buộc (tự đóng)

Mắc cài tự buộc hay mắc cài tự đóng là loại mắc cài mới, sở hữu nhiều ưu điểm. Thay vì sử dụng dây thun để giữ dây cung như thông thường, mắc cài tự buộc được thiết kế thêm nắp trượt tự động hoặc cánh kim loại có nhiệm vụ đậy/giữ dây cung nằm gọn trong rãnh mắc cài. Lúc này, dây cung sẽ trượt tự do bên trong rãnh mắc cài, không cần đến sự hỗ trợ của dây cung.

>> Xem thêm: Niềng Răng Mắc Cài Tự Buộc Là Gì? Phân Loại Và Bảng Giá

Mắc cài tự buộc có nhiều ưu điểm, cơ chế linh hoạt
Mắc cài tự buộc có nhiều ưu điểm, cơ chế linh hoạt

Hiện nay, mắc cài tự đóng được làm từ 2 chất liệu: Mắc cài tự đóng kim loại và mắc cài tự đóng sứ. Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích cá nhân mà mỗi người có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.

Ưu điểm:

  • Lực kéo ổn định cho hiệu quả nắn chỉnh răng cao, giảm đáng kể thời gian đeo niềng.
  • Dây cung tự trượt trong rãnh mắc cài giúp giảm ma sát, hạn chế sự biến dạng của dây cung cũng như cảm giác đau nhức khi niềng răng.
  • Tránh được nguy cơ bung, bật, thất lạc thun trong thời gian niềng răng, tiết kiệm được thời gian tới nha khoa chỉnh dây cung.

Nhược điểm:

  • Được thiết kế thêm nắp trượt hoặc cánh kim loại nên độ dày của mắc cài tự động tương đối lớn, gây vướng víu khi đeo.
  • Mắc cài tự buộc được thiết kế phức tạp, đòi hỏi máy móc thiết bị hiện đại.
  • Chi phí niềng răng mắc cài tự đóng cao hơn các loại mắc cài niềng răng thông thường.

Mắc cài mặt trong (mặt lưỡi)

Niềng răng mắc cài mặt trong, mắc cài mặt lưỡi là phương pháp chỉnh nha có tính thẩm mỹ cao. Thay vì gắn mắc cài, dây cung mặt ngoài răng và để lộ khi nói chuyện, ăn uống thì niềng răng mặt lưỡi sẽ gắn dây cung, mắc cài vào mặt trong thân răng. Về cơ bản, cấu tạo của loại mắc cài này cũng tương tự như mắc cài kim loại truyền thống.

>> Xem thêm: Niềng Răng Mặt Trong Là Gì? Quy Trình Và Mức Giá Hiện Nay

Mắc cài mặt lưỡi có tính thẩm mỹ cao so với phương pháp khác
Mắc cài mặt lưỡi có tính thẩm mỹ cao so với phương pháp khác

Ưu điểm: 

  • Tính thẩm mỹ cao, phù hợp với người có tính chất công việc thường xuyên phải giao tiếp.
  • Cải thiện hiệu quả tình trạng răng hô, móm, thưa lệch… đem lại nụ cười tự tin.

Nhược điểm: 

  • Chi phí tương đối cao, dao động từ 85-115 triệu đồng.
  • Đòi hỏi trình độ bác sĩ, cơ sở nha khoa có chuyên môn vì quá trình đeo niềng và chỉnh lực kéo phức tạp hơn nhiều so với việc sử dụng mắc cài truyền thống.
  • Khó vệ sinh, dễ để lại thức ăn thừa, mảng bám do mắc cài nằm ở mặt trong của răng. 

Vậy trong các loại mắc cài niềng răng, loại nào tốt nhất?

Thực tế, không có loại mắc cài nào tốt nhất, chỉ có mắc cài phù hợp nhất với mỗi đối tượng cả về nhu cầu, khả năng tài chính, mức độ cải thiện hàm răng mong muốn… Để đưa ra lựa chọn, mỗi người có thể dựa vào những tiêu chí sau:

Đối tượng, nhu cầu thẩm mỹ:

Nếu đối tượng niềng răng là trẻ em sẽ không đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, vì vậy phụ huynh có thể lựa chọn mắc cài kim loại truyền thống để tối ưu chi phí. Loại mắc cài này vừa giúp hạn chế bong tuột dây cung, vừa cho hiệu quả nắn chỉnh răng cao, không cần lo lắng việc trẻ tự ý tháo niềng như khi sử dụng khay trong suốt.

Với người trưởng thành, nhất là những người có nhu cầu giao tiếp và tính chất công việc cần tiếp xúc nhiều người nên chọn mắc cài sứ hoặc mặt trong. Để lựa chọn giữa 2 loại mắc cài này, nên cân nhắc tới khả năng tài chính cá nhân.

Tùy thuộc vào nhu cầu mỗi người có thể đưa ra lựa chọn phù hợp
Tùy thuộc vào nhu cầu mỗi người có thể đưa ra lựa chọn phù hợp

Khả năng tài chính:

Nếu mong muốn tiết kiệm chi phí, mắc cài kim loại truyền thống sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Bằng việc tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám theo lịch hẹn và vệ sinh răng miệng đúng cách thì thời gian niềng hoàn toàn có thể được rút ngắn và sớm có được hàm răng đều đẹp như ý.

Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần cân nhắc tới trình độ chuyên môn của bác sĩ, sự uy tín của cơ sở nha khoa. Vì vậy, nếu bạn đầu tư khoản tiền lớn để chọn loại mắc cài tốt nhất nhưng bác sĩ thiếu kinh nghiệm, thiết bị máy móc tại nha khoa không đáp ứng thì hiệu quả mang lại không thể như mong muốn, thậm chí còn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

Như vậy bài viết đã tổng hợp chi tiết về các loại mắc cài niềng răng, đánh giá ưu/nhược điểm của từng phương pháp để mỗi người đưa ra lựa chọn tốt nhất. Hy vọng thông tin trên hữu ích, giúp bạn đọc có được quyết định hợp lý và sớm sở hữu hàm răng đều đẹp như ý.

Không nên bỏ lỡ: 

GỢI Ý DỊCH VỤ

Theo dõi tác giả