Niềng Răng Khểnh: Quy Trình, Chi Phí Và Phương Pháp Phù Hợp

Tham vấn chuyên môn: Bác Sĩ Đạt Hoàng – Bs. răng hàm mặt – CKII

Niềng răng khểnh là một phương pháp giúp cải thiện vị trí của răng, giúp bạn sớm sở hữu một nụ cười tự tin. Với sự tiến bộ trong ngành nha khoa và công nghệ chỉnh răng, dịch vụ niềng răng ngày càng trở nên phổ biến và hiệu quả hơn bao giờ hết. Nhưng trước khi quyết định niềng răng khểnh, bạn cần hiểu rõ về quá trình, chi phí điều trị cũng như các phương pháp niềng răng phổ biến.

Răng khểnh là gì? Có nên niềng răng khểnh không?

Răng khểnh là chiếc răng nanh không nằm đúng vị trí trên cung hàm. Nguyên nhân hình thành răng khểnh có thể do di truyền, mất răng sớm hoặc các thói quen như mút ngón tay ở trẻ,… Răng khểnh không có tác dụng ăn nhai, ngược lại còn gây khó ăn khi vệ sinh răng miệng, dẫn đến tích tụ mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý nha chu.

Răng khểnh là chiếc răng nanh không nằm đúng vị trí trên cung hàm
Răng khểnh là chiếc răng nanh không nằm đúng vị trí trên cung hàm

Để cải thiện tình trạng này bác sĩ có thể sử dụng phương pháp niềng răng khểnh để nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Việc niềng răng khểnh sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích như:

  • Cải thiện chức năng ăn nhai: Khi răng về đúng vị trí sẽ giúp bạn ăn uống, nói chuyện được dễ dàng hơn.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh nha chu: Răng sẽ được vệ sinh dễ dàng hơn, ngăn ngừa nguy cơ bị sâu răng, viêm lợi, viêm nướu,…
  • Tăng sự tự tin: Niềng răng khểnh sẽ giúp cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng giúp bạn thêm tự tin khi cười và giao tiếp.
  • Điều chỉnh cấu trúc hàm mặt: Niềng răng có thể giúp cải thiện cấu trúc hàm mặt và giải quy cơ gặp phải tình trạng đau khớp hàm, nhức đầu, rối loạn nha chu.

>> Xem thêm: Niềng Răng Là Gì? Quy Trình, Mức Giá Và Câu Hỏi Liên Quan.

Các phương pháp niềng răng khểnh

Dưới đây là một số phương pháp niềng răng phổ biến giúp bạn điều chỉnh lại vị trí của răng trên cung hàm:

Niềng răng mắc cài kim loại

Phương pháp này sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài được làm bằng kim loại, giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn. 

  • Ưu điểm: Giá thành rẻ, hiệu quả cao, thời gian điều trị ngắn, có thể dùng cho cả những ca răng phức tạp.
  • Điểm hạn chế: Tính thẩm mỹ kém, mắc cài dễ làm trầy xước má, môi, dễ gây kích ứng niêm mạc miệng, khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng.

>>Xem thêm: Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại : Phân Loại, Quy Trình Và Chi Phí

Niềng răng khểnh bằng mắc cài kim loại
Niềng răng khểnh bằng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài sứ

Phương pháp này sử dụng dây cung và mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp, có màu sắc tương đồng với răng. Các khí cụ này hoạt động tương tự như niềng răng mắc cài kim loại.

  • Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, an toàn cho sức khỏe, điều trị được những ca phức tạp, mang đến hiệu quả lâu dài.
  • Điểm hạn chế: Mắc cài sứ dễ vỡ, thời gian chỉnh nha kéo dài, giá thành cao, khó khăn trong việc vệ sinh răng.

Niềng răng trong suốt Invisalign

>>Xem thêm: Niềng răng Invisalign sử dụng khay niềng trong suốt (aligners) được làm từ nhựa sinh học không chứa BPA và được tạo ra bằng công nghệ in 3D. Bạn sẽ gắn lần lượt các khay niềng vào răng để điều chỉnh vị trí của răng.

  • Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác thoải mái, có thể tháo lắp tiện lợi, giúp bạn xem trước được kết quả niềng răng.
  • Điểm hạn chế: Chi phí cao, gây khó khăn khi phát âm, dễ gây kích ứng niêm mạc miệng, nếu bạn không đeo đủ 20-22 giờ/ngày thì kết quả sẽ không như mong đợi.

Quy trình niềng răng khểnh

Quy trình niềng răng khểnh thường bao gồm 7 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Khám răng và đánh giá ban đầu

Bác sĩ sẽ khám và xem xét tình trạng răng miệng của bạn, sau đó xác định xem phương pháp niềng răng nào là phù hợp.

Bước 2: Lên kế hoạch điều trị

Bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị cụ thể dựa trên nhu cầu riêng của bạn. Kế hoạch này sẽ bao gồm việc xác định vị trí mong muốn cho răng và cách thức điều chỉnh hàm răng.

>>Xem thêm: Quá Trình Niềng Răng Gồm Mấy Bước? Cần Lưu Ý Những Gì?

Bác sĩ khám răng và lên kế hoạch điều trị phù hợp
Bác sĩ khám răng và lên kế hoạch điều trị phù hợp

Bước 3: Chụp X-quang và lấy dấu răng

Bác sĩ sẽ chụp hình ảnh răng và xương hàm bằng tia X, quét 3D để tạo ra bản mô hình chính xác của răng miệng và cuối cùng là lấy dấu răng để sản xuất niềng.

Bước 4: Lên kế hoạch điều chỉnh răng

Dựa trên thông tin từ bước 3, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều chỉnh vị trí răng của bạn bằng phương pháp niềng răng phù hợp.

Bước 5: Lắp niềng răng

Bước này bao gồm lắp mắc cài (brackets) lên mặt răng và gắn dây cung (archwire) cố định. Nếu bạn lựa chọn niềng răng trong suốt bác sĩ sẽ phát cho bạn các khay niềng để tự thay tại nhà.

Bước 6: Điều chỉnh định kỳ

Trong suốt quá trình điều trị, bạn sẽ cần đến nha khoa định kỳ để điều chỉnh dây cung và kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng. 

Trong suốt thời gian đeo niềng, bạn cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng cẩn thận, đồng thời tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ.

Bước 7: Hoàn thành điều trị

Sau khi đạt được kết quả như mong muốn, bác sĩ sẽ gỡ bỏ niềng răng và bạn có thể cần đeo thêm hàm duy trì để giữ cho răng ổn định vị trí.

Chi phí niềng răng khểnh mới nhất

Chi phí niềng răng khểnh sẽ dao động từ 35,000,000 – 130,000,000 đồng tùy theo từng phương pháp niềng răng mà bạn lựa chọn. Dưới đây là mức giá chi tiết của từng dịch vụ bạn có thể tham khảo:

Loại niềng răng Chi phí niềng
Niềng răng mắc cài kim loại 35 – 45 triệu đồng
Niềng răng mắc cài sứ 40 – 50 triệu đồng
Niềng răng Invisalign 42 – 129 triệu đồng

Lưu ý: Bảng giá trên đây chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy vào mỗi nha khoa và tình trạng răng miệng của mỗi người.

>>Xem thêm: Niềng Răng Bao Nhiêu Tiền ? Yếu Tố Nào Ảnh Hưởng Tới Chi Phí?

Chi phí niềng răng khểnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Chi phí niềng răng khểnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Câu hỏi liên quan đến vấn đề niềng răng khểnh

Một số câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp niềng răng khểnh:

Thời gian niềng răng khểnh mất bao lâu?

Thời gian niềng răng khểnh bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên thông thường quá trình niềng răng sẽ kéo dài từ 1 – 3 năm hoặc lâu hơn.

Dưới đây là những yếu tố làm ảnh hưởng đến thời gian niềng răng:

  • Mức độ phức tạp: Nếu bạn cần chỉnh nha một cách đơn giản để cải thiện vị trí của răng thì thời gian điều trị có thể ngắn hơn so với những trường hợp phức tạp hơn.
  • Tuổi của bạn: Thời gian điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Trong một số trường hợp, trẻ em và thanh thiếu niên có thể có thời gian điều trị ngắn hơn so với người trưởng thành.
  • Tuân thủ điều trị: Việc tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ cũng có vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian điều trị. Nếu bạn tuân thủ tốt, quá trình điều trị có thể diễn ra nhanh hơn.
  • Phương pháp điều trị: Thời gian niềng răng có thể khác nhau tùy thuộc vào phương pháp bạn lựa chọn. Ví dụ niềng răng mắc cài kim loại sẽ có thời gian điều trị nhanh hơn niềng răng trong suốt.

Trước khi bắt đầu điều trị niềng răng, bạn nên thảo luận với bác sĩ nha khoa để hiểu rõ về kế hoạch điều trị cụ thể và thời gian niềng dự kiến.

Niềng răng khểnh có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Niềng răng khểnh hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi việc niềng răng sẽ giúp cải thiện các vấn đề về khớp, giúp hàm răng được đều, đẹp, thẳng hàng. Từ đó cải thiện được khả năng ăn nhai và quá trình vệ sinh răng miệng.

Với những trường hợp bị mắc các vấn đề về răng miệng bác sĩ sẽ điều trị trước rồi mới tiến hành niềng răng, giúp đảm bảo an toàn trong suốt quá trình niềng răng cho bạn.

Có cần chỉnh răng khểnh mà không cần niềng không?

Ngoài phương pháp niềng răng, bác sĩ có thể cải thiện tình trạng răng khểnh của bạn bằng cách bọc răng sứ, đeo răng giả, phẫu thuật sắp đều răng,… Tuy nhiên niềng răng là phương pháp bền vững hơn, không xâm lấn tới răng thật nên tốt nhất bạn vẫn nên chọn niềng răng.

Niềng răng khểnh có cần nhổ răng không?

Niềng răng khểnh thường không đòi hỏi việc nhổ răng. Quyết định cần nhổ răng hay không phụ thuộc vào tình trạng của hàm răng và kế hoạch điều trị của bác sĩ. Mục tiêu của niềng răng khểnh là điều chỉnh vị trí của các răng để cải thiện sự cân đối và chức năng của hàm răng, không nhất thiết phải nhổ răng.

Niềng răng khểnh có nhổ răng không tủy thuộc vào quyết định của bác sĩ
Niềng răng khểnh có nhổ răng không tủy thuộc vào quyết định của bác sĩ

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu không gian trong hàm răng quá hẹp hoặc răng quá lệch vị trí, có thể cần phải nhổ một số răng để tạo điều kiện cho quá trình chỉnh nha. Quyết định này sẽ được đưa ra sau khi bác sĩ đã thực hiện các xét nghiệm và đánh giá tình trạng răng miệng của bạn.

Lưu ý khi niềng răng

Trong quá trình niềng răng, việc tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ rất quan trọng, nhằm giúp quá trình điều trị diễn ra hiệu quả và an toàn. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ:

  • Tuân thủ lịch hẹn: Hãy tuân thủ các lịch hẹn điều trị và kiểm tra định kỳ của bạn với bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo rằng quá trình điều chỉnh răng diễn ra theo kế hoạch.
  • Chăm sóc răng miệng: Hãy duy trì vệ sinh răng miệng cẩn thận. Làm sạch răng đúng cách bằng bàn chải, chỉ nha khoa, tăm nước và các sản phẩm khác mà bác sĩ gợi ý.
  • Hạn chế thức ăn cứng: Tránh ăn các thức ăn cứng vì có thể làm hỏng niềng răng hoặc gây đau. Hạn chế việc cắn bút, cắn ngón tay để tránh tổn thương răng, mô, nướu.
  • Tuân thủ các hướng dẫn về niềng răng: Nếu bạn sử dụng niềng răng trong suốt, hãy thay khay niềng đúng cách và theo đúng thời gian quy định để giúp quá trình chỉnh nha diễn ra hiệu quả.
  • Báo cáo vấn đề ngay lập tức: Nếu bạn gặp vấn đề như niềng răng bị lỏng, gây đau, bung tuột, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được hỗ trợ.
  • Tránh tự điều chỉnh niềng răng: Không nên tự điều chỉnh vị trí của niềng răng hoặc tháo ra mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này có thể gây hỏng niềng răng.

Trên đây là những thông tin về niềng răng khểnh mà bạn nên nắm rõ. Hãy thảo luận với bác sĩ về bất kỳ thắc mắc hoặc lo ngại nào của bạn trong quá trình niềng răng. Bác sĩ sẽ sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để bạn có trải nghiệm điều trị tốt nhất.

Bài đọc thêm: 

GỢI Ý DỊCH VỤ

Theo dõi tác giả