Tham vấn chuyên môn: Bác Sĩ Đạt Hoàng – Bs. răng hàm mặt – CKII
10 tác hại của niềng răng tại nha khoa kém chất lượng
Niềng răng là một thủ thuật nha khoa được áp dụng khá phổ biến hiện nay, giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Nó hoàn toàn vô hại nếu được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, nếu niềng răng không đúng kỹ thuật và chăm sóc răng miệng sai cách thì có thể dẫn đến những ảnh hưởng nhất định. Từ đó khiến bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Dưới đây là những tác hại của niềng răng mà bạn cần biết.
Tác hại của niềng răng dẫn đến tiêu chân răng
– Tiêu chân răng là tác hại của niềng răng khá nghiêm trọng mà bạn cần chú ý. Tình trạng này thường xảy ra do bác sĩ niềng răng sai kỹ thuật, xiết lực trên răng quá mạnh khiến cho phần chân răng bị tiêu ngắn lại. Nếu chân răng của bạn bị tiêu khoảng 50% thì sức khỏe răng miệng sẽ rất đáng lo ngại. Do đó bạn nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện.
>> Xem thêm: Niềng Răng Là Gì? Quy Trình, Mức Giá Và Câu Hỏi Liên Quan.
Mất canxi răng
– Một trong những tác hại của niềng răng sai cách đó là bị mất canxi răng. Mất canxi răng là hậu quả của việc bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường hoặc chứa axit. Khi đó vi khuẩn sẽ tấn công vào men răng làm mất khoáng chất trên răng. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng nứt vỡ, sứt mẻ răng, thậm chí là mất răng.
Sâu răng
– Sâu răng trong và sau khi niềng răng xong là hậu quả của việc bạn chưa vệ sinh răng miệng đúng cách. Chúng ra đều biết khi đeo mắc cài thì việc đánh răng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thức ăn thừa có thể dính vào kẽ răng và mắc cài gây ra tình trạng sâu răng, hôi miệng. Vì vậy ngoài việc chải răng mỗi ngày 3 lần, bác sĩ còn khuyên bạn nên dùng thêm tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng được tốt hơn.
Dị ứng với khí cụ niềng răng
– Một số người có cơ địa mẫn cảm dễ bị dị ứng với mắc cài bằng kim loại hoặc dây thun cao su latex. Khi đó bạn sẽ gặp phải một số hiện tượng như thường xuyên đau đầu, nổi da gà, dị ứng, nổi phát ban, ngứa, mẩn đỏ, khô da, nổi mụn nước, sốt, sưng tấy đỏ ở môi, đau họng… Vì vậy nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cứng khớp
– Cứng khớp là một tác hại của niềng răng khá hiếm gặp, xảy ra khi chân răng tích hợp vào xương. Tình trạng này thường chỉ được xác định thông qua thăm khám lâm sàng và hình ảnh chụp phim X-quang. Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây hở kẽ răng và ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.
Răng dịch chuyển về vị trí cũ
– Sau khi tháo niềng, nếu bạn không đeo hàm duy trì thường xuyên thì răng sẽ lại dịch chuyển về vị trí cũ. Rất nhiều trường hợp bị chạy răng về vị ban đầu khiến quá trình niềng răng không đạt được hiệu quả như mong đợi. Vì vậy để không lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc bạn cần đeo hàm duy trì đều đặn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Tác hại của niềng răng khiến răng rụng sớm
– Đây chính là tác hại của niềng răng tại cơ sở nha khoa không uy tín. Nếu bác sĩ tay nghề không cao thì sẽ không kiểm soát được lực tác động lên răng. Điều này có thể khiến răng bị tổn thương, yếu dần đi và làm tăng nguy cơ bị rụng răng sớm.
Tổn thương niêm mạc
– Trong quá trình chỉnh nha bạn sẽ được bác sĩ gắn mắc cài và dây cung lên thân răng. Thời gian đeo khí cụ có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm. Những thiết bị này có thể khiến cho niêm mạc miệng của bạn bị kích ứng, khó chịu, làm tổn thương vùng môi, má, lưỡi. Để hạn chế tình trạng đau nhức khó chịu và tổn thương niêm mạc, bạn cần sử dụng thêm sáp chỉnh nha.
Khó khăn sau khi ăn nhai
Niềng răng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai của bạn. Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ được nong hàm và siết răng định kỳ. Khi đó bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau nhức, khó chịu, làm ảnh hưởng đến quá trình ăn và nhai. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra trong vòng 1-2 tuần đầu, sau đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Đau đầu, đau thái dương hàm
Niềng răng chỉnh nha không đúng cách có thể khiến hàm dưới bị thụt vào bên trong. Lâu dần tình trạng này có thể gây rối loạn thái dương hàm và khiến cho người bệnh cảm thấy đau đầu. Một số trường hợp khuôn mặt đã bị lệch mà bạn vẫn đồng ý niềng thì nguy cơ biến dạng khuôn mặt là rất cao.
Tiêu chí để lựa chọn cơ sở nha khoa chất lượng
Về cơ bản niềng răng là một dịch vụ nha khoa an toàn, không gây nguy hiểm cho sức khỏe và hầu hết những tác hại của niềng răng đều đến từ hai yếu tố đó là trình độ tay nghề của bác sĩ còn non kém và phương pháp chăm sóc tại nhà chưa chuẩn. Vì vậy dưới đây là những tiêu chí giúp bạn lựa chọn ra một địa chỉ nha khoa uy tín chất lượng để có thể yên tâm hơn khi thực hiện niềng răng.
- Cơ sở nha khoa được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động
Một địa chỉ nha khoa uy tín chất lượng sẽ phải có giấy phép hoạt động rõ ràng. Những cơ sở này đều đã được các đoàn thanh tra của Sở đến kiểm duyệt nghiêm ngặt về trình độ tay nghề của đội ngũ bác sĩ và chất lượng của các loại máy móc.
- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao
Yếu tố quyết định tới hiệu quả của quá trình niềng răng là sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn vững vàng, tay nghề cao. Điều này sẽ giúp bạn có được nụ cười tự tin và hàm răng đều đẹp như ý.
- Nha khoa có thêm nhiều chính sách ưu đãi về giá
Rất nhiều nha khoa uy tín hiện nay có những chính sách ưu đãi giảm giá để hỗ trợ khách hàng, đặc biệt là những khách hàng là học sinh sinh viên. Ngoài ra, những nha khoa uy tín cũng có cho phép bạn có thể trả góp với lãi suất 0% phù hợp cho những khách hàng có hoàn cảnh khó khăn.
- Cơ sở vật chất khang trang, thiết bị máy móc y tế đạt chuẩn
Bạn nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa có cơ sở hạ tầng khang trang hiện đại, máy móc thiết bị đạt chuẩn, được nhập khẩu từ nước ngoài. Khi đó sẽ giúp quá trình niềng răng của bạn đạt hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng giúp giảm tác hại của niềng răng
Để giảm bớt những tác hại của niềng răng, bạn cần chú ý tới việc vệ sinh răng miệng, dưới đây là những lưu ý bạn cần quan tâm:
- Nên đánh răng mỗi ngày 3 lần, kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước, bàn chải kẽ để làm sạch toàn bộ thức ăn trong khoang miệng.
- Không sử dụng đồ ăn ngọt chứa nhiều đường hoặc đồ ăn quá chua chứa nhiều axit sẽ làm hỏng men răng.
- Nên sử dụng đồ ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh, sinh tố, đồng thời nên tránh ăn những loại thực phẩm quá dai, quá cứng hoặc dễ bị dính vào mắc cài.
- Những người có bệnh nha chu nên điều trị cẩn thận cho khỏi hẳn trước khi niềng răng để tránh tình trạng bị tụt nướu, tiêu xương hàm,…
- Những người có nhiều răng giả, răng sứ, có xương hàm quá yếu hoặc có bệnh lý ung thư, động kinh, máu khó đông,… không nên niềng răng để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
- Nếu trong quá trình niềng răng bạn gặp phải những hiện tượng như dị ứng với dây thun và mắc cài thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Những tác hại của niềng răng kể trên đều xuất phát từ việc bạn lựa chọn phải cơ sở nha khoa kém chất lượng và chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Bởi bản thân dịch vụ niềng răng rất an toàn, không xâm lấn tới răng thật nên đảm bảo toàn vẹn cho hàm răng. Do đó chỉ cần bạn niềng răng theo đúng quy trình chuẩn y khoa thì chắc chắn sẽ sớm sở hữu một hàm răng chắc khỏe như ý.
GỢI Ý DỊCH VỤ