Tham vấn chuyên môn: Bác Sĩ Đạt Hoàng – Bs. răng hàm mặt – CKII
Khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược hay lệch khớp cắn hàm dưới xảy ra khi xương hàm dưới phát triển quá dài, nhô về phía trước. Trong khi đó, xương hàm trên lại ngắn hơn và bị cụp vào trong. Tình trạng này thường được dân gian gọi mà móm, đôi khi khớp cắn ngược nặng còn gây ra hiện tượng mặt lưỡi cày, mặt gãy mà nhiều người hay nhắc đến.
Sự mất cân đối này ảnh hưởng đến sự hài hoà của tổng thể khuôn mặt. Đồng thời, khi hàm dưới nhô ra, hàm trên cụp cũng làm giảm chức năng nhai, tác động tiêu cực đến khung xương hàm.
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược là do xương hàm hoặc do sự xô lệch, lộn xộn của răng:
- Khớp cắn ngược do xương
Tình trạng khớp cắn ngược do xương xảy ra khi xương hàm trên kém phát triển so với xương hàm dưới. Trong khi đó, hàm dưới lại có xu hướng nhô ra quá mức. Ở một số trường hợp bệnh nhân bị dị tật hở vòm miệng cũng có thể gây nên hiện tượng hàm cắn ngược.
Thông thường, nếu hàm cắn ngược do xương gây ra thì việc niềng răng gần như không đem lại hiệu quả. Với tình huống này, phẫu thuật tạo hình mới là giải pháp hữu hiệu hàng đầu.
- Khớp cắn ngược do răng
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng khớp cắn ngược ở đa số các bệnh nhân. Lúc này, phần răng cửa hàm dưới sẽ nhô ra ngoài và gần như che lấp hết răng hàm trên. Nếu không can thiệp sớm có thể gây nên hiện tượng mặt lõm, mặt gãy mất thẩm mỹ.
Theo các nha sĩ, niềng răng khớp cắn ngược trong trường hợp này hoàn toàn hiệu quả, an toàn. Bệnh nhân nên tìm đến nha khoa sớm để được thăm khám, tư vấn và tham khảo phương pháp chỉnh nha phù hợp.
>> Xem thêm: Niềng Răng Là Gì? Quy Trình, Mức Giá Và Câu Hỏi Liên Quan.
Nếu không niềng răng xử lý khớp cắn ngược có sao không?
Không đơn thuần gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự ti trong công việc và cuộc sống, khớp cắn ngược còn có thể gây ra nhiều hệ lụy sức khoẻ nếu không được can thiệp:
Gây mất thẩm mỹ
Khớp cắn ngược làm cằm đưa về trước khiến cho tổng thể khuôn mặt mất đi sự hài hoà, cân đối. Khi hàm dưới nhô về phía trước cộng thêm răng khấp khểnh, mọc lộn xộn cũng làm thay đổi cấu trúc khuôn miệng, mặt bị dài ra nhất là khi nhìn ở góc nghiêng… Điều này gây cảm giác tự ti cho mọi đối tượng, nhất là trẻ em.
Ảnh hưởng chức năng ăn nhai
Khi hàm trên và hàm dưới lệch khớp cắn làm cho khả năng nhai nghiền thức ăn bị suy giảm, gây khó khăn cho việc ăn uống và nhai nuốt thức ăn. Đây chính là nguyên nhân làm tăng áp lực cung hàm. Nếu tình trạng khớp cắn ngược kéo dài nhiều năm không được xử lý sẽ khiến hàm lệch ngày càng nhiều, gây đau khớp hàm.
Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng, tiêu hoá
Đây là một trong những hệ quả nghiêm trọng nhất mà khớp cắn ngược gây nên. Khi khớp cắn sai lệch việc vệ sinh răng miệng cũng gặp khó khăn vì không thể tiếp cận hết chân răng, kẽ răng bị lệch… Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội phát triển, dẫn đến nhiều vấn đề như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, hơi thở nặng mùi…
Việc chức năng nhai suy giảm do hàm cắn ngược cũng làm giảm khả năng được nghiền nát của thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Từ đó khiến cho khả năng miễn dịch của hệ tiêu hoá bị suy yếu do phải liên tục làm việc với cường độ cao.
Ảnh hưởng sức khỏe, đau nhức
Việc không sớm can thiệp xử lý khớp cắn ngược có thể gây rối loạn thái dương hàm kèm theo các triệu chứng như: Đau đầu, đóng – mở hàm gây đau nhức, nói chuyện và ăn uống đau đớn… Tình trạng này làm cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe.
Ảnh hưởng phát âm
Sự cân xứng của hàm trên và hàm dưới, khẩu hình miệng tác động không nhỏ tới khả năng phát âm. Ở trẻ em, hàm cắn ngược có thể khiến âm thanh phát ra bị méo, không tròn vành rõ chữ. Vì vậy không ít trẻ đã bị nói ngọng, nói lắp, giao tiếp không thực sự trôi chảy…
Với những tác động tiêu cực, tình trạng hàm cắn ngược cần được can thiệp sớm ngay ở giai đoạn 6-12 tuổi, đây được xem là “thời điểm vàng” cho việc điều trị. Vì vậy, hãy chủ động tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn phương pháp niềng răng khớp cắn ngược hoặc hình thức xử lý phù hợp.
Các phương pháp niềng răng xử lý hiệu quả khớp cắn ngược
Niềng răng là một trong những phương pháp xử lý hiệu quả tình trạng khớp cắn ngược, hàm dưới nhô ra kém thẩm mỹ. Theo các nha sĩ, khớp cắn ngược có thể được can thiệp bằng niềng răng mắc cài truyền thống hoặc sử dụng khay niềng trong suốt.
Niềng răng khớp cắn ngược với mắc cài truyền thống
Niềng răng mắc cài truyền thống là phương pháp chỉnh nha có lịch sử lâu đời nhất. Đến nay, kỹ thuật này vẫn được nhiều người lựa chọn bởi giá thành hợp lý và cho hiệu quả nắn chỉnh răng cao. Trong đó, 3 loại mắc cài phổ biến được sử dụng gồm: Mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê.
Thông qua việc sử dụng khí cụ gồm dây cung, thun, mắc cài, niềng răng mắc cài truyền thống giúp nắn chỉnh hàm cắn ngược từ đơn giản đến phức tạp, từ từ đưa khớp cắn về đúng vị trí. Sau khi phác đồ kết thúc, bệnh nhân đeo hàm duy trì theo đúng chỉ dẫn sẽ sở hữu hàm răng đều đẹp như ý.
Tuy cho hiệu quả nắn chỉnh răng vượt trội nhưng phương pháp niềng răng mắc cài lại có tính thẩm mỹ không cao, nhất là đối với mắc cài kim loại. Việc các mắc cài lộ rõ trên răng đôi khi sẽ khiến người đeo tự ti, ngại đám đông… Một số trường hợp còn gặp khó khăn khi vệ sinh răng.
Niềng răng trong suốt xử lý khớp cắn ngược
Niềng răng trong suốt là kỹ thuật nha khoa hiện đại, ứng dụng công nghệ cao và cho tính thẩm mỹ vượt trội so với niềng răng truyền thống. Thông qua việc sử dụng khay niềng trong suốt làm từ chất liệu an toàn, thiết kế riêng cho tình trạng răng mỗi người,… Niềng răng không mắc cài có tính cá nhân hoá cao, hạn chế đau đớn, dễ dàng vệ sinh, tiết kiệm thời gian đi lại… qua đó xử lý hiệu quả tình trạng khớp cắn ngược.
Hiện nay, các loại khay niềng trong suốt tương đối đa dạng về chủng loại, nguồn gốc. Trong đó, Invisalign là phương pháp sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật và được sử dụng phổ biến nhất. Song do mang lại hiệu quả cao và đảm bảo thẩm mỹ nên chi phí niềng răng Invisalign sẽ cao gấp nhiều lần niềng răng mắc cài.
Niềng răng khớp cắn ngược bao lâu được tháo?
So với tình trạng hô, khấp khểnh, xô lệch răng,… thì niềng răng khớp cắn ngược là phức tạp hơn cả. Vì vậy mà thời gian đeo niềng, chỉnh nha cũng sẽ kéo dài hơn những trường hợp khác. Thông thường, một ca niềng răng hàm cắn ngược sẽ mất 18-24 tháng. Với những trường hợp khớp cắn ngược kết hợp răng xô lệch nhiều có thể kéo dài tới 36 tháng.
Ngoài ra, thời gian niềng răng chính xác cho bệnh nhân bị khớp cắn ngược cũng phụ thuộc vào:
- Tình trạng xô lệch ít/nhiều của răng.
- Các bệnh lý răng miệng.
- Độ tuổi niềng răng.
- Phương pháp niềng răng.
- Trình độ của bác sĩ.
- Hệ thống trang thiết bị tại cơ sở nha khoa.
Vì vậy, để biết chính xác niềng răng khớp cắn ngược hết bao nhiêu thời gian bệnh nhân nên chủ động đến nha khoa để được thăm khám, tư vấn. Căn cứ vào kết quả thăm khám tổng quát nha sĩ sẽ đưa ra phác đồ cùng thời gian cụ thể.
Niềng răng khớp cắn ngược bao hết nhiêu tiền?
Chi phí niềng răng khớp cắn ngược phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, tình trạng răng, loại khí cụ, trình độ tay nghề của bác sĩ, trang thiết bị của nha khoa có tác động trực tiếp đến khoản tiền mà bệnh nhân phải chi trả.
Vậy chính xác niềng răng khớp cắn ngược bao nhiêu tiền? Thông thường, nếu niềng răng hàm cắn ngược với mắc cài truyền thống bệnh nhân sẽ phải chi trả khoảng 45-65 triệu đồng. Còn với niềng răng trong suốt Invisalign mức giá sẽ cao hơn, dao động từ 55-145 triệu đồng tuỳ thuộc vào thời gian niềng cũng như số lượng khay niềng phải thay thế trong suốt quá trình.
Để chi trả một khoản phí phù hợp với chất lượng và hiệu quả niềng răng bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín. Tránh lựa chọn địa chỉ thiếu minh bạch, không có giấy phép hoạt động, quảng cáo niềng răng giá rẻ sai sự thật… để không rơi vào tình cảnh “tiền mất, tật mang”.
Chi tiết quy trình niềng răng khớp cắn ngược
Tương tự như các phương pháp chỉnh nha cho răng hô vẩu, khấp khểnh, xô lệch, thưa,… quy trình niềng răng khớp cắn ngược cũng diễn ra với đầy đủ các bước sau:
- Bước 1: Khám tổng quan
Đầu tiên, khi đến nha khoa khách hàng sẽ được thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, đưa đi chụp X-Quang răng. Thao tác này giúp đánh giá các khuyết điểm răng, tìm nguyên nhân gây khớp cắn ngược cũng như xem xét bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nướu, sâu răng,… mà khách hàng đang gặp phải.
- Bước 2: Tư vấn và xây dựng phác đồ phù hợp
Sau khi có kết quả thăm khám tổng quát, nha sĩ sẽ phân tích tình trạng răng miệng cũng như tư vấn giải pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân. Sau đó, một phác đồ hoàn thiện sẽ được xây dựng cùng với dự đoán về việc tăng/chỉnh lực, mức độ di chuyển của răng ở từng giai đoạn chỉnh nha.
- Bước 3: Tiền chỉnh nha, Scan lấy dấu hàm
Trước khi lấy dấu hàm để gửi đến bộ phận sản xuất khí cụ, bệnh nhân được vệ sinh răng miệng nhằm loại bỏ cao răng, làm bóng răng,… hoặc xem xét điều trị dứt điểm bệnh răng miệng đang gặp phải. Điều này giúp việc lấy dấu hàm được chính xác, loại bỏ nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Mẫu dấu hàm lấy ở bước này cũng sẽ được dùng để so sánh sự thay đổi của răng ở từng giai đoạn niềng. Do vậy việc đảm bảo tính chuẩn xác bằng việc vệ sinh răng sạch sẽ là rất cần thiết.
- Bước 4: Đeo khí cụ
Sau khi khí cụ được thiết kế xong sẽ được gửi về nha khoa, bệnh nhân tới theo lịch hẹn để tiến hành niềng răng. Nếu niềng răng khớp cắn ngược bằng mắc cài nha sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài, dây cung cho người bệnh. Nếu lựa chọn niềng răng trong suốt nha sĩ sẽ hướng dẫn đeo khay niềng cũng như cách vệ sinh hiệu quả.
Đồng thời, ở bước này nha sĩ cũng có thể có những điều chỉnh để bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi đeo niềng, đảm bảo không ảnh hưởng đến ăn uống sinh hoạt. Vì vậy, khi được đeo khí cụ bạn nên chia sẻ thật cảm nhận với bác sĩ để được hỗ trợ phù hợp nếu cần thiết.
- Bước 5: Tái khám định kỳ
Tái khám định kỳ theo chỉ dẫn là bước vô cùng quan trọng. Đây là cơ sở quan trọng để bác sĩ đánh giá sự thay đổi của răng ở từng giai đoạn, kịp thời có sự điều chỉnh nếu nhận thấy phác đồ hiện tại chưa thực sự cho hiệu quả rõ rệt.
Trong suốt thời gian đeo niềng, bệnh nhân cũng cần tuân thủ vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của nha sĩ. Thông thường, thời gian niềng răng sẽ kéo dài trong 1,5-2 năm nhưng đôi khi cũng có thể lâu hơn nếu bệnh nhân chưa biết cách chăm sóc răng miệng tốt.
- Bước 6: Tháo niềng, nhận và đeo hàm duy trì
Khi tình trạng khớp cắn ngược đã được xử lý, các răng về đúng vị trí mong muốn bệnh nhân sẽ được tháo niềng. Sau đó một hàm duy trì sẽ được thiết kế riêng và chỉ định người bệnh đeo trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng để bảo toàn trạng thái của hàm răng cho đến khi ổn định hẳn. Trong đó, thời gian đeo hàm duy trì ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng hàm sau khi tháo niềng.
Những lưu ý khi niềng răng khớp cắn ngược
Việc sớm can thiệp, lựa chọn niềng răng để xử lý hàm cắn ngược giúp hạn chế được một số tác động xấu tới tâm lý, thẩm mỹ cũng như vấn đề sức khỏe. Trong quá trình này, hãy lưu ý:
- Vệ sinh răng đúng cách: Nên vệ sinh răng đều đặn buổi sáng và tối, nhất là sau các bữa ăn. Sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa là gợi ý tốt cho những người đang niềng răng.
- Chú ý làm sạch mắc cài, khay niềng: Xử lý thức ăn bám lại mắc cài và khay niềng nhẹ nhàng để không gây ố màu, mảng bám. Nếu niềng răng trong suốt không sử dụng nước ấm, nước nóng để rửa khay niềng.
- Ăn uống khoa học: Ưu tiên ăn đồ ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hoá, tránh đồ dai cứng. Với thịt nên dùng kéo cắt nhỏ trước khi ăn để răng không phải dồn quá nhiều lực cho việc nhai nghiền, tránh xô lệch răng ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.
- Tái khám đúng lịch hẹn: Thông thường bác sĩ sẽ lên lịch tái khám sau mỗi 3-4 tuần. Bệnh nhân nên tuân thủ lịch hẹn này để được theo dõi tiến triển trong dịch chuyển răng cũng như có can thiệp phù hợp nếu nhận thấy bất thường.
Niềng răng khớp cắn ngược mang đến nụ cười tự tin cùng gương mặt cân đối cho mọi đối tượng. Song để đạt được kết quả này, mỗi người nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín, nơi có đội đội ngũ bác sĩ giỏi với trình độ chuyên môn cao… Tránh vì tâm lý “cả tin” hoặc tham khảo những nguồn tin chưa chính xác mà lựa chọn địa chỉ kém chất lượng.
GỢI Ý DỊCH VỤ