Tham vấn chuyên môn: Bác Sĩ Đạt Hoàng – Bs. răng hàm mặt – CKII
Niềng răng thưa bao nhiêu tiền, chi phí có đắt không là băn khoăn của rất nhiều người. Đây là điều vô cùng dễ hiểu khi chỉnh nha là kỹ thuật tương đối hiện đại, giúp can thiệp xử lý khuyết điểm răng và mang đến nụ cười tự tin nhưng có mức giá không quá rẻ. Để nắm rõ phương pháp nắn chỉnh răng thưa cũng như bảng giá chi tiết hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Các yếu tố quyết định chi phí niềng răng thưa
Răng thưa là tình trạng các răng có khoảng cách quá xa nhau, răng mọc bị thiếu khiến cung hàm còn dư thừa khoảng trống. Vấn đề này khá dễ nhận biết khi cười, gây mất thẩm mỹ, đôi khi khiến bản thân mỗi người tự ti ngại giao tiếp.
Trong đó, niềng răng thưa là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng các khí cụ nhằm can thiệp, kéo khít các răng đang nằm xa nhau về đúng vị trí trên cung hàm, xử lý răng lệch lạc, cân đối khớp cắn và cải thiện thẩm mỹ. Phương pháp niềng phù hợp với cả tình trạng răng thưa một vài vị trí hoặc răng thưa cả hàm.
Chi phí niềng răng thưa bao nhiêu tiền, cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Tình trạng răng: Nếu răng thưa nhẹ, không kèm theo các khuyết điểm mọc lệch lạc, khớp cắn lệch… thì thời gian niềng răng sẽ nhanh hơn, kéo theo chi phí cũng thấp hơn. Ngược lại nếu răng thưa nặng, lệch lạc, khớp cắn ngược/lệch… sẽ cần đeo niềng trong thời gian dài hơn, đôi khi phải thực hiện một số thủ thuật khiến số tiền chi trả cũng sẽ cao hơn.
- Mức độ, số lượng hàm bị thưa: Chi phí niềng răng thưa 1 hàm và 2 hàm sẽ có sự chênh lệch, do vậy mỗi người cần cân nhắc tới yếu tố này để xác định số tiền cần chi trả.
- Loại khí cụ: Mỗi loại khí cụ, phương pháp chỉnh nha sẽ có giá tiền khác nhau. Trong đó chỉnh nha mắc cài kim loại thường có giá thành phải chăng nhất, khay niềng trong suốt (niềng răng không mắc cài) có thể gấp 3-4 lần chi phí niềng răng truyền thống.
- Cơ sở nha khoa: Từng cơ sở nha khoa sẽ áp dụng bảng giá dịch vụ niềng răng khác nhau, đôi khi đã bao gồm chi phí thăm khám tổng quát hoặc không. Do vậy, mỗi người nên chủ động liên hệ với phòng nha uy tín để nhận thông tin chính xác nhất.
- Mức độ tuân thủ của bệnh nhân: Với một bệnh nhân tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc đeo niềng, vệ sinh khí cụ, vệ sinh răng miệng thì thời gian kết thúc chỉnh nha sẽ nhanh chóng, tối ưu chi phí. Ngược lại trường hợp làm bong tuột mắc cài, mất khay niềng sẽ phải xử lý, làm lại khí cụ dẫn đến phát sinh thêm chi phí…
Vậy cụ thể niềng răng thưa bao nhiêu tiền?
Với tình trạng răng thưa, khoản tiền mà mỗi người phải chi trả sẽ khác nhau do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, số lượng hàm cần niềng sẽ quyết định mức giá:
Niềng răng thưa 1 hàm
Chỉnh nha, đeo khí cụ cho 1 hàm được chỉ định trong trường hợp răng thưa ở hàm trên hoặc hàm dưới, hàm còn lại răng đều đặn không cần dịch chuyển. Lúc này chi phí niềng răng sẽ thấp hơn song vẫn có sự chênh lệch giữa các cơ sở nha khoa, tuy nhiên không quá lớn.
Khi quyết định niềng răng thưa 1 hàm, với mỗi loại khí cụ bạn sẽ phải chi trả khoản phí khác nhau:
- Mắc cài kim loại thường: Khoảng 15 triệu đồng/hàm.
- Mắc cài sứ/nhựa: Khoảng 20 triệu đồng/hàm.
- Mắc cài mặt trong (mặt lưỡi): Dao động từ 40-45 triệu đồng/hàm.
- Khay niềng trong suốt: Khoảng 40-45 triệu đồng/hàm.
Niềng răng thưa 2 hàm
Với những trường hợp răng thưa, có khuyết điểm ở cả hàm trên và dưới sẽ được niềng răng cả 2 hàm. Thực tế, mức giá chỉnh nha cho 2 hàm sẽ đắt gấp đôi so với 1 hàm, dao động trong khoảng 30-90 triệu đồng. Và khoản tiền này sẽ có sự chênh lệch nhất định giữa các cơ sở nha khoa.
Do vậy, khi tìm hiểu niềng răng thưa bao nhiêu tiền, mỗi người nên hỏi rõ phía nha khoa xem đó là chi phí cho 1 hàm hay 2 hàm. Tránh tình trạng hai bên hiểu nhầm ý nhau, nha khoa chỉ tư vấn giá 1 hàm và bạn nghĩ đó là chi phí cho 2 hàm, dẫn đến không có sự chuẩn bị kỹ.
Lưu ý khi niềng răng thưa
Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin “niềng răng thưa bao nhiêu tiền”, trong khi chỉnh nha, can thiệp xử lý răng thưa mỗi người cần chú ý:
- Chủ động vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, chú ý làm sạch răng sau mỗi bữa ăn bằng tăm nước hoặc chỉ nha khoa.
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi nhận thấy khí cụ bất thường, bị bong/tuột…
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý trong thời gian đầu niềng răng, ưu tiên thức ăn mềm, giàu vitamin như cháo, rau củ quả… Tránh ăn đồ nhiều đường, thực phẩm cứng, dai…
- Với những loại khí cụ có thể tháo rời nên vệ sinh đúng cách, bảo quản cẩn thận để tránh mất/hỏng gây gián đoạn quá trình niềng răng.
Một số câu hỏi liên quan
Niềng răng thưa, xử lý tình trạng răng xô lệch là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, không ít trường hợp trước khi quyết định lựa chọn chỉnh nha còn tỏ ra băn khoăn với nhiều câu hỏi:
Niềng răng thưa có thực sự cần thiết không?
Đôi khi tình trạng răng thưa không tác động quá lớn đến tinh thần và sức khoẻ mỗi người. Tuy nhiên, khi khoảng cách giữa các răng quá thưa có thể gây ra một số vấn đề tiêu cực:
- Làm mất thẩm mỹ khuôn miệng, ảnh hưởng đến cấu trúc toàn khuôn mặt.
- Mất tự tin trong giao tiếp.
- Lệch khớp cắn, dẫn đến tổn thương xương hàm.
- Tăng nguy cơ rụng răng so với những người có hàm răng khít.
- Dễ để lại thức ăn ở kẽ răng, tạo mảng bám, gây nên nhiều vấn đề răng miệng.
Vì vậy, việc niềng răng đối với trường hợp răng thưa giúp khắc phục khuyết điểm, ngăn chặn những vấn đề gây hại phía trên. Do vậy, niềng răng thưa là cần thiết và nên thực hiện sớm.
Niềng răng thưa mất bao lâu?
Thời gian trung bình của mỗi ca niềng răng là 18-24 tháng. Tùy theo cơ địa mỗi người cũng như tình trạng răng, phương pháp chỉnh nha, loại khí cụ, tay nghề của bác sĩ… mà quá trình này có thể ngắn hơn hoặc dài hơn.
Đặc biệt, sự tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ, tái khám đúng hẹn của bản thân mỗi bệnh nhân cũng quyết định hiệu quả chỉnh nha, tốc độ niềng răng. Nếu mức độ tuân thủ càng cao thì quá trình răng về đúng vị trí diễn ra càng nhanh chóng và ngược lại.
Niềng răng thưa có đau, nhức không?
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ chỉnh nha với các thiết bị, máy móc hiện đại cũng càng được đầu tư mạnh mẽ. Chính vì vậy các phương pháp niềng răng hiện nay ít xâm lấn, ít đau đớn hơn. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào giới hạn chịu đựng của mỗi người mà cảm nhận về cơn đau sẽ khác biệt.
Trong đó, các thời điểm cơn đau do niềng răng có thể xuất hiện là:
- Trước khi đeo khí cụ: Đây là khoảng thời gian tiền chỉnh nha, bệnh nhân sẽ được xử lý viêm nhiễm, nhổ răng thừa, điều trị sâu răng… (nếu có). Vì vậy cảm giác đau nhức nhẹ hoàn toàn có thể xảy ra.
- 2-3 tuần đầu sau khi đi khí cụ: Lúc này, khi răng đang ở trạng thái bình thường bỗng bị tác động bởi một lực kéo, dù mạnh hay nhẹ thì lực này ít nhiều cũng gây cảm giác khó chịu, đau nhức cho bệnh nhân.
- Các đợt siết răng, thay chun định kỳ: Cảm giác đau ở những thời điểm này là không thể tránh khỏi, tuy nhiên cơn đau chỉ dừng lại ở tình trạng ê ẩm 2-3 ngày rồi biến mất.
Như vậy bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc “ niềng răng thưa bao nhiêu tiền” và cung cấp những thông tin liên quan. Bên cạnh đó, hãy lưu ý niềng chỉnh nha, xử lý tình trạng răng thưa sẽ hạn chế được nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng, vì vậy hãy chủ động can thiệp sớm để tránh những rủi ro đáng tiếc.
GỢI Ý DỊCH VỤ