Niềng Răng Móm: Phân Loại, Quy Trình Và Chi Phí Điều Trị

Tham vấn chuyên môn: Bác Sĩ Đạt Hoàng – Bs. răng hàm mặt – CKII

Răng bị móm là tình trạng răng hàm dưới bao phủ lên răng hàm trên, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của người bệnh. Để cải thiện tình trạng này nhiều người đã tìm đến phương pháp niềng răng tại các phòng khám nha khoa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình, chi phí và các phương pháp niềng răng phổ biến cho người có hàm răng móm.

Răng móm là gì?

Răng móm là tình trạng hàm răng bị khớp cắn ngược khá phổ biến khiến. Ở những người bình thường thì răng hàm trên sẽ bao phủ lên hàm dưới. Nhưng với người có khớp cắn ngược thì răng hàm dưới lại bị nhô ra, đầy phần cằm chìa ra ngoài. Khi quan sát góc nghiêng bạn sẽ nhìn thấy rất rõ điều này.

Những nguyên nhân gây móm răng có thể là do di truyền, do cấu trúc răng, do bị mất răng sớm hoặc do cơ – khớp…. Nếu bạn bị móm do răng thì hoàn toàn có thể xử lý bằng phương pháp niềng răng. Còn nếu vấn đề này là do cấu trúc xương hàm và xương sọ thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thực hiện phẫu thuật.

Răng móm là tình trạng hàm răng bị khớp cắn ngược gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Răng móm là tình trạng hàm răng bị khớp cắn ngược gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Những người bị răng móm nếu không có phương pháp xử lý từ sớm có thể dẫn đến một số hệ lụy như:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gương mặt sẽ trở nên kém hài hòa, không cân đối.
  • Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai do sai lệch khớp cắn, thức ăn không được nhai kỹ  sẽ dễ gây các bệnh tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng đến khả năng phát âm, người bệnh sẽ khó để có thể nói được tròn vành rõ chữ.
  • Khớp cắn không chuẩn sẽ khiến cơ hàm phải hoạt động quá mức, gây ra tình trạng đau ở quanh khớp thái dương hàm.

Niềng răng có hết móm không?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, niềng răng là phương pháp khá hữu hiệu đối với những người bị móm do răng. Khi sử dụng các loại khí cụ nha khoa chuyên dụng, mắc cài và dây cung sẽ tạo ra lực siết khiến các răng bắt đầu di chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. 

Đối với trẻ em, thời điểm niềng răng thích hợp là từ 6-12 tuổi. Trong đó xương hàm trên vẫn sẽ phát triển cho đến giai đoạn 11 – 13 tuổi còn xương hàm dưới là từ 15 – 18 tuổi. Đây là giai đoạn xương hàm của trẻ rất dễ nắn chỉnh nên việc niềng răng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Trẻ sẽ được trải qua hai giai đoạn đó là chỉnh xương và chỉnh răng với các loại khí cụ và mắc cài phù hợp. 

Đối với người lớn do đã trải qua giai đoạn “vàng” để niềng răng nên quá trình điều trị sẽ lâu hơn và hiệu quả nhận được cũng không để tốt như giai đoạn từ 6-12 tuổi. Ở người lớn nha sẽ sẽ áp dụng phương pháp niềng dây cung mắc cài đối với độ khó cao và dùng khay niềng trong suốt đối với những ca lệch khớp cắn không quá phức tạp.

Các phương pháp niềng cho hàm răng móm

Dựa trên tình trạng răng miệng và mong muốn của khách hàng mà bác sĩ sẽ sử dụng loại niềng răng phù hợp. Dưới đây là những phương pháp niềng răng hiệu quả, được nhiều người lựa chọn nhất.

Chỉnh nha với mắc cài kim loại

Đây là phương pháp niềng được rất nhiều người áp dụng. Bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài kim loại và dây cung cố định ở mặt ngoài của thân răng, nhằm kéo răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Phương pháp này được đánh giá bởi đồ bên cao, hiệu quả lâu dài, thời gian điều trị ngắn và giá thành rẻ.

niềng răng với mắc cài kim loại

Niềng răng bằng mắc cài sứ

Đây là phương pháp sử dụng dây cung và mắc cài làm bằng sứ gắn đều lên thân răng để đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Do màu của sứ khá tương đồng với màu của răng thật nên sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ. Tuy nhiên chất liệu sứ không được bền, dễ bị gãy vỡ và chi phí điều trị cao hơn nhiều so với mắc cài kim loại.

Niềng răng mắc cài mặt trong

Phương pháp này tương tự như niềng răng mắc cài kim loại nhưng mắc cài sẽ được gắn vào mặt bên trong của răng thay vì mặt bên ngoài. Ưu điểm của nó là mang lại tính thẩm mỹ cao, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp. Tuy nhiên niềng răng mặt trong dễ gây tổn thương lưỡi và làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm.

Niềng răng trong suốt

Trường hợp bị lệch khớp cắn ở mức độ trung bình, bạn có thể sử dụng khay niềng trong suốt. Loại niềng răng này khá tiện lợi do có thể dễ dàng tháo lắp để ăn uống hoặc vệ sinh, mang đến cảm giác thoải mái khi niềng. Tuy nhiên chi phí của khay niềng trong suốt rất đắt, có thể dao động trên dưới 100 triệu.

Ưu điểm vượt trội của phương pháp niềng răng móm

Dưới đây là những lý do bạn nên niềng răng móm:

  • Giúp khắc phục tình trạng răng móm một cách toàn diện, mang đến cho bạn gương mặt hài hòa, cân đối, khớp cắn chuẩn.
  • Kết quả chỉnh nha sẽ được duy trì một cách vĩnh viễn. Đặc biệt nếu như bạn có chế độ chăm sóc răng miệng tốt và đeo hàm duy trì thì hiệu quả chỉnh nha sẽ được lâu dài hơn.
  • Cải thiện được khả năng ăn nhai, đồng thời giúp quá trình vệ sinh răng miệng của bạn được thuận lợi và dễ dàng hơn.
  • An toàn tuyệt đối, lực kéo răng ổn định, không gây ảnh hưởng đến chức năng của răng, không khiến cho răng bị yếu đi.

Quy trình niềng răng chuẩn y khoa

Tại các cơ sở nha khoa hiện nay, quy trình niềng răng móm sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám răng và tiến hành chụp phim X-quang

Trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám răng miệng nhằm xác định tình trạng răng móm của bạn. Sau đó bạn sẽ được chụp răng phim X-quang bằng thiết bị chuyên dụng Panorex. Loại máy này sẽ đưa ra số liệu chính xác về cấu trúc răng hàm, mức độ móm và nguyên nhân gây móm. Từ đó có thể đưa ra cho bạn những tư vấn phù hợp.

Bước 2: Lập kế hoạch để niềng răng

Phần mềm Vceph 3D của nha khoa sẽ phân tích số liệu sau khi được thăm khám. Từ đó lên kế hoạch niềng răng cho bạn một cách rõ ràng và chi tiết nhất, giúp đạt được hiệu quả cao trong thời gian ngắn.

Bác sĩ sẽ lập kế hoạch niềng răng cho bạn một cách chi tiết
Bác sĩ sẽ lập kế hoạch niềng răng cho bạn một cách chi tiết

Bước 3: Ký hợp đồng niềng răng

Bạn sẽ được ký hợp đồng niềng răng tại nha khoa. Trong hợp đồng sẽ ghi rõ về phương pháp niềng, chi phí, thời gian, mức độ dịch chuyển răng qua từng giai đoạn. Mỗi bên sẽ giữ một bản để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Bước 4: Vệ sinh răng miệng sau đó lấy dấu hàm

Khách hàng sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bao gồm lấy cao răng và điều trị các bệnh về nha chu nếu có. Công nghệ Scan 3D được dùng để lấy dấu mẫu hàm, giúp lựa chọn mắc cài và dây thun cho chuẩn xác.

Bước 5: Gắn mắc cài và hướng dẫn chăm sóc

Bác sĩ sẽ gắn khí cụ niềng răng lên răng của bạn, cân chỉnh để đảm bảo lực kéo răng ổn định và hiệu quả. Sau đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng tại nhà, liều lượng dùng thuốc và hẹn thời gian tái khám.

Chi phí niềng răng là bao nhiêu?

Niềng răng móm hết bao nhiêu là điều mà rất nhiều người quan tâm. Tùy thuộc vào từng loại niềng mà chi phí điều trị sẽ có sự thay đổi. Dưới đây là bảng giá niềng răng tại nha khoa mà bạn có thể tham khảo. 

Phương pháp Chi phí
Niềng răng mắc cài kim loại 31- 43 triệu đồng
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc hoặc tự khóa 44 – 56 triệu đồng
Niềng răng mắc cài sứ cao cấp 44 – 56 triệu đồng
Chỉnh nha mắc cài sứ tự đóng hoặc tự khóa 50 – 62 triệu đồng
Niềng răng mắc cài mặt trong 85 – 125 triệu đồng
Niềng răng trong suốt 100 – 150 triệu đồng

Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ kèm theo khi niềng răng như: Bàn chải kẽ, bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa, tăm nước, bàn chải lưỡi, nước súc miệng, sáp nha khoa,… Những dụng cụ này cũng sẽ có mức phí khoảng 700.000 – 2.000.000 đồng. Bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ nha khoa để biết được chính xác những dụng cụ mà mình cần mua.

Chi phí niềng răng móm bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Chi phí niềng răng móm bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Một số câu hỏi liên quan

Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dịch vụ niềng răng móm.

Niềng răng móm có đau không?

Niềng răng móm cũng tương tự như những phương pháp niềng răng khác, có thể gây đau nhức trong thời gian đầu đeo niềng. Sau đó hàm răng sẽ bắt đầu quen dần với sự xuất hiện của mắc cài thì cảm giác khó chịu sẽ bắt đầu biến mất nhanh chóng.

Ngoài ra, mỗi lần bác sĩ điều chỉnh lực siết dây cung thì bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức và ê răng. Tuy nhiên tình trạng này cũng chỉ kéo dài trong vòng 2-3 ngày. Nếu cơn đau không thuyên giảm, bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm một số loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Niềng răng móm trong bao lâu?

Thời gian niềng răng ngắn hay dài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp chỉnh nha, độ tuổi niềng răng, tình trạng răng miệng. Truy nhiên trung bình một ca niềng răng móm sẽ kéo dài từ 18-24 tháng. Đối với trẻ em nếu được điều trị từ sớm thì thời gian đeo niềng sẽ được rút ngắn lại. Còn đối với người trưởng thành do cấu trúc răng đã ổn định nên thời gian đeo niềng sẽ lâu hơn.

Lưu ý sau khi niềng răng

Sau khi niềng răng xong, chế độ ăn uống và việc chăm sóc răng miệng là điều vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp bạn tránh được các bệnh nha chu, hạn chế tình trạng bung mắc cài và giúp răng miệng chắc khỏe hơn. 

Chăm sóc răng miệng:

  • Mỗi ngày bạn nên đánh răng từ 3-4 lần, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn.
  • Nên dùng bàn chải có lông mềm, mảnh để làm sạch bề mặt răng, loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
  • Kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa và tăm nước để làm sạch răng ở những chỗ bàn chải không thể làm sạch được.
  • Nên súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để ngăn ngừa các bệnh nha chu.
Cần chăm sóc răng miệng cẩn thận sau khi niềng
Cần chăm sóc răng miệng cẩn thận sau khi niềng

Chế độ ăn uống:

  • Nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như vitamin D, canxi, photpho, kali, magie, để giúp răng thêm chắc khỏe.
  • Nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, canh,… 
  • Không nên ăn những đồ quá cứng, quá dai hoặc có nhiều góc cạnh như thịt rán, cao su, kẹo dừa, thịt khô, snack,…
  • Không nên ăn thực phẩm nhiều đường để tránh sự tấn công của vi khuẩn.
  • Hạn chế ăn những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây ê răng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về phương pháp niềng răng để khắc phục tình trạng răng móm. Mong rằng thông qua những chia sẻ này bạn đọc sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Từ đó giúp bạn có thể lựa chọn được cho mình phương pháp niềng răng phù hợp để sớm sở hữu một hàm răng khỏe đẹp như ý.

Tìm hiểu thêm: 

GỢI Ý DỊCH VỤ

Theo dõi tác giả