Tham vấn chuyên môn: Bác Sĩ Đạt Hoàng – Bs. răng hàm mặt – CKII
Niềng răng Trainer là gì?
Niềng răng Trainer tiếng Anh là Trainer Alignment, do sử dụng khay niềng được làm từ chất liệu silicon dẻo giúp ôm sát cung hàm nên hình thức chỉnh nha này còn được gọi là niềng răng silicon Trainer. Do không có mắc cài, dây cung, thun buộc nên hàm Trainer rất dễ tháo lắp, tiện lợi, có thể sử dụng ngay tại nhà.
Niềng răng bằng nhựa silicon giúp điều chỉnh cấu trúc, cải thiện các khuyết điểm ở răng như lệch lạc, hô móm, mọc chen chúc, cắn sâu, cắn hở… Nếu sử dụng khay silicon đúng cách sẽ tạo ra lực vừa đủ giúp răng dần về đúng vị trí, không gây cảm giác vướng víu khó chịu như niềng răng mắc cài.
Mặt khác, khay niềng răng Trainer được làm từ chất liệu silicon y tế nên an toàn, thân thiện với sức khỏe con người. Sản phẩm được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau, đáp ứng nhu cầu chỉnh nha ở nhiều đối tượng.
>> Xem thêm: Niềng Răng Là Gì? Quy Trình, Mức Giá Và Câu Hỏi Liên Quan.
Hàm Trainer phù hợp với đối tượng nào?
Hàm Trainer được khuyến khích sử dụng cho trẻ từ 6-15 tuổi. Đây là giai đoạn cung hàm, răng của trẻ đang phát triển nên dễ dàng can thiệp, nắn chỉnh về đúng vị trí. Điều này cũng giúp hạn chế tối đa tình trạng lệch lạc, xô lệch, khấp khểnh răng gây mất thẩm mỹ khi trẻ trưởng thành. Cụ thể:
- Khớp cắn sâu: Răng hàm trên che răng hàm dưới khi ngậm miệng.
- Khớp cắn ngược: Hàm dưới có xu hướng nhô ra so với hàm trên, gây móm, mặt gãy.
- Răng mọc bất thường: Lệch lạc, chen chúc hoặc quá thưa.
- Vấn đề khác: Mất răng…
Đối với người lớn, nên cân nhắc trước khi lựa chọn niềng răng Trainer vì sẽ cần thời gian lâu dài, hiệu quả không cao như những phương pháp khác. Bởi lẽ, xương hàm cùng cấu trúc răng ở người lớn đã hoàn thiện và tương đối cứng, trong khi đó lực kéo của khay niềng silicon không đủ mạnh để nắn chỉnh chúng về vị trí mong muốn.
>>Xem thêm: Niềng Răng Silicon :Đối Tượng, Ưu Nhược Điểm Và Chi Phí Niềng
Phân loại khay niềng răng Trainer
Dựa theo độ tuổi, đối tượng niềng răng nhựa silicon người ta chia hàm Trainer thành 4 loại:
Hàm Trainer Juniors
Khay Trainer Juniors được sử dụng cho trẻ từ 3-5 tuổi. Với các đệm khí, loại hàm này có tác dụng đưa lưỡi về nằm đúng vị trí, giúp trẻ sửa các thói quen xấu khiến răng mọc lệch như mím môi, ngậm, bú bình… Đồng thời, hàm Trainer Juniors cũng hỗ trợ mở rộng cung hàm, giúp răng sữa mọc thuận lợi mà không bị chen chúc, mọc lệch lạc.
Đặc điểm nổi bật:
- Chất liệu silicon mềm nên không gây khó chịu, đau nhức, phù hợp sử dụng nếu phụ huynh muốn can thiệp chỉnh nha sớm cho trẻ.
- Mỗi ngày cần sử dụng 1 giờ và qua đêm sẽ đem lại hàm răng khỏe đẹp cho trẻ.
Hàm Trainer Kids
Về cấu tạo, hàm Trainer Kids tương tự như Trainer Juniors nhưng cứng hơn và có kích thước lớn hơn. Do vậy, hàm Trainer Kids được sử dụng cho trẻ từ 6-10 tuổi đang trong giai đoạn thay răng.
Đặc điểm nổi bật:
- Cho hiệu quả nắn chỉnh khớp cắn, giúp ngăn ngừa tình trạng răng mọc chen chúc, ép răng mọc đúng vị trí.
- Trẻ cần đeo 1-2 giờ/ngày và mỗi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hàm Trainer Teens
Khay niềng răng Trainer Teens phù hợp cho trẻ từ 10-15 tuổi. Đồng thời, hàm cũng được chia thành 4 giai đoạn sử dụng lần lượt là: T1, T2, T3, T4.
Đặc điểm nổi bật:
- Nắn chỉnh răng mọc đúng vị trí, đều đẹp, hoàn thiện hàm răng và có thể giúp trẻ không cần niềng răng ở giai đoạn trưởng thành.
- Mỗi ngày cần sử dụng 2 giờ và buổi tối trước khi đi ngủ.
Hàm Trainer Adults
Giống như tên gọi, hàm Trainer Adults phù hợp với những đối tượng trên 16 tuổi. Loại khay này được chia thành niềng răng Trainer A1 A2 A3.
Đặc điểm nổi bật:
- Nâng đỡ, cải thiện tình trạng răng lệch lạc, hô, móm ở mức độ nhẹ.
- Duy trì đeo hàm Trainer Adults 2 giờ hàng ngày và qua đêm khi ngủ để đạt hiệu quả.
Đánh giá ưu và nhược điểm khi niềng răng Trainer
Niềng răng Trainer có tính tiện lợi, chất liệu an toàn với sức khỏe, phù hợp với trẻ nhỏ… Bên cạnh những ưu điểm này, hàm Trainer vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định:
Ưu điểm
Khay niềng silicon Trainer cho hiệu quả chỉnh nha cao đối với nhóm trẻ em và thanh thiếu niên nhờ những ưu điểm sau:
- An toàn, dễ sử dụng: Hàm Trainer được làm từ chất liệu silicon nên vô cùng mềm mại, độ an toàn cao. Loại khay niềng này cho phép tháo lắp tại nhà, đa phần thời gian đeo sẽ là ban đêm nên không ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt.
- Tiết kiệm chi phí: So với những phương pháp niềng răng khác, giá khay niềng Trainer tương đối rẻ. Do vậy phụ huynh có thể sử dụng khí cụ này để can thiệp chỉnh nha sớm cho trẻ mà không cần quá lo lắng về mặt chi phí.
- Hiệu quả chỉnh nha tương đối tốt: Hàm silicon giúp nắn chỉnh những chiếc răng lệch lạc về đúng vị trí. Khi răng của trẻ được điều chỉnh sớm sẽ hạn chế được việc niềng răng ở giai đoạn trưởng thành, tiết kiệm chi phí và thời gian sau này.
- Ít đau nhức, khó chịu: Do khay niềng Trainer được làm từ chất liệu silicon mềm dẻo nên luôn ôm sát răng, hạn chế cảm giác khó chịu khi đeo.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm kể trên, niềng răng Trainer cũng tồn tại một vài hạn chế:
- Không hiệu quả với người trưởng thành: Hàm Trainer đem lại hiệu quả nắn chỉnh răng cao nhất đối với trẻ từ 5-10 tuổi. Nếu người lớn sử dụng khay niềng silicon sẽ mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao do lúc này cung hàm, răng đã ở vị trí cố định.
- Hàm Trainer dễ bị làm giả: Do cấu tạo đơn giản, chất liệu không quá khó tìm mà hàm Trainer dễ bị làm giả, trà trộn với những sản phẩm kém chất lượng. Vì vậy mà người dùng đôi khi sẽ mua phải loại hàm không chuẩn, gây mất thời gian đeo niềng mà hiệu quả không cao, thậm chí làm phát sinh một số vấn đề răng miệng.
- Không thể khắc phục hoàn toàn khuyết điểm răng: Việc đeo niềng Trainer cho trẻ em chỉ giúp nắn chỉnh một số sai lệch về cấu trúc của răng, cung hàm. Nếu trẻ gặp tình trạng phức tạp hơn, răng mọc lệch nặng thì khay Trainer chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, sau đó sẽ thay thế bằng phương pháp niềng mắc cài/khay trong suốt, thậm chí là phẫu thuật để dịch chuyển răng theo mong muốn.
Niềng răng Trainer có đắt không, bao nhiêu tiền?
So với những phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay, khay Trainer silicon có giá thành tương đối rẻ. Mỗi hàm Trainer có giá bán trung bình từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/chiếc tùy loại.
Do có giá thành rẻ, lại đang tạo ra “cơn sốt” nên hàm silicon được rất nhiều người lựa chọn. Lợi dụng tâm lý này, không ít trang mạng, cá nhân vì trục lợi đã rao bán các sản phẩm giả kém chất lượng. Vì vậy, người dùng cần hết sức cảnh giác để không mua phải loại hàm Trainer nhái, vừa gây tốn kém vừa không đem lại hiệu quả chỉnh nha như mong muốn.
>>Xem thêm: Niềng Răng Nhựa Là Gì? Phân Loại, Bảng Giá Và Các Lưu Ý
Để mua được hàm Trainer chính gốc, chất lượng người dùng nên liên hệ cơ sở nha khoa, đơn vị cung cấp khí cụ niềng răng uy tín… hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ. Tránh tâm lý ham rẻ, tin tưởng những nội dung quảng cáo sai sự thật mà mua phải sản phẩm kém chất lượng.
Hướng dẫn sử dụng niềng răng silicon Trainer
Khay niềng răng Trainer dễ sử dụng, mọi người hoàn toàn có thể tháo lắp tại nhà. Phụ huynh tham khảo hướng dẫn dưới đây để đeo niềng silicon cho con:
- Đặt hàm silicon vào miệng.
- Đưa môi trên và dưới chạm nhau, thở bằng mũi.
- Cắn nhẹ vào khay niềng.
- Duy trì đeo 2-3 giờ/ngày, đủ 6-8 giờ trong thời gian ngủ ban đêm.
- Luôn rửa sạch với nước sau khi tháo niềng, cất gọn trong hộp.
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể hướng dẫn con dùng khay niềng Trainer tại nhà và tuân thủ một số điều sau:
- Chủ động thăm khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ đeo niềng silicon.
- Nhờ bác sĩ tư vấn loại hàm Trainer phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ.
- Luôn theo dõi các thói quen xấu trong vệ sinh răng miệng, ăn uống để kịp thời điều chỉnh.
- Lập tức tháo khay niềng nếu phát hiện trẻ bị sưng lợi, đau răng. Tốt nhất nên liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác nhất.
- Đảm bảo trẻ đeo hàm đủ 1-2 giờ ban ngày và 8 giờ mỗi đêm. Ở những ngày đầu có thể trẻ sẽ chưa quen với hàm silicon, phụ huynh có thể cho con đeo thời gian ngắn hơn sau đó dần tăng cho đủ thời gian tiêu chuẩn.
Lưu ý giúp sử dụng hàm Trainer đạt hiệu quả
Tuy hàm Trainer được đánh giá cao về độ an toàn, tiện lợi nhưng đôi khi cũng gây rắc rối nếu không sử dụng đúng cách. Trước, trong khi lựa chọn niềng răng Trainer cần lưu ý:
Trước khi niềng:
- Cho con đi thăm khám để xác định tình trạng răng miệng, nhờ bác sĩ tư vấn.
- Mỗi độ tuổi, giai đoạn sẽ phù hợp với loại hàm Trainer nhất định, phụ huynh không nên tự ý mua và đeo cho con tại nhà khi chưa thực sự tìm hiểu kỹ.
- Chủ động tham khảo các thông tin niềng răng Trainer review để có góc nhìn tổng quan, hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Trong khi niềng:
- Luôn tháo, đeo khay silicon nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh làm nứt, thậm chí là vỡ xương hàm.
- Khay niềng sau khi tháo cần được vệ sinh ngay và bảo quản trong hộp kín để tránh tích tụ vi khuẩn. Có thể sử dụng nước muối loãng để rửa, không dùng nước nóng ngâm rửa hàm Trainer.
- Khi đeo khay silicon nếu bị chảy máu, đau nhức, sưng lợi… thì nên tháo lập tức và đến nha khoa để kiểm tra.
- Luôn tuân thủ thời gian đeo niềng như hướng dẫn để có được kết quả chỉnh nha mong muốn.
- Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngoài bàn chải có thể dùng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và thức ăn thừa.
- Hạn chế ăn đồ dai cứng vì hàm Trainer có tạo lực kéo khiến răng yếu hơn để dễ dịch chuyển về vị trí mong muốn, việc lực nhai mạnh có thể gây lệch lạc răng khiến hiệu quả nắn chỉnh không cao.
>>Xem thêm: Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại : Phân Loại, Quy Trình Và Chi Phí
Một vài câu hỏi thường gặp
Là loại khay niềng giá rẻ, dễ sử dụng, Trainer đang được nhiều người truyền tai nhau trong thời gian gần đây. Vì vậy mà không ít phụ huynh cũng muốn tìm hiểu, tham khảo cho con sử dụng và đặt ra những câu hỏi.
Tự niềng răng Trainer tại nhà có hiệu quả không?
Như đã nói ở trên, việc niềng răng Trainer không giúp cải thiện triệt để tình trạng hô, móm, khấp khểnh, thưa… nhất là ở người lớn. Mặt khác, hàm silicon chỉ phát huy hiệu quả khi được bác sĩ chỉ định và có hướng dẫn cụ thể, việc tự đeo tại nhà không theo phác đồ cụ thể sẽ không đem lại tác dụng mong muốn.
Vì vậy, nếu có nhu cầu chỉnh nha mỗi người không nên vội vàng tìm mua hàm Trainer. Tốt nhất hãy đến cơ sở nha khoa uy tín, tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Đeo hàm silicon có đau nhức, khó chịu không?
Hàm Trainer được sản xuất từ chất liệu silicon dẻo, có khả năng ôm sát răng tạo cảm giác êm ái, thoải mái, không vướng cộm. Khí cụ này tuy không cho hiệu quả chỉnh nha quá cao nhưng ít nhiều vẫn tạo ra lực siết tác động vào chân răng, vì vậy cảm giác hơi khó chịu hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, so với việc đeo mắc cài truyền thống thì hàm Trainer chỉ gây bứt rứt nhẹ, không phát sinh quá nhiều cảm giác đau đớn.
Trong trường hợp bản thân người dùng có tiền sử dị ứng silicon, tình trạng ngứa, châm chích, thậm chí viêm sưng lợi khi dùng hàm Trainer có thể xảy ra. Nếu gặp hiện tượng này hãy lập tức tháo bỏ và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Như vậy, niềng răng Trainer thực tế chỉ phù hợp với trẻ nhỏ, gần như không phát huy hiệu quả với người trưởng thành. Mặt khác, hàm silicon Trainer có tác dụng hỗ trợ, hiệu quả nắn chỉnh răng không thực sự cao. Nếu mong muốn sở hữu hàm răng đều đẹp, cân đối khớp cắn bạn nên tham khảo những phương pháp niềng răng có nhiều ưu điểm hơn.
Bài viết hấp dẫn:
- Niềng Răng Trong Suốt Là Gì? Quy Trình, Mức Giá Và Lưu Ý
- Niềng Răng Móm: Phân Loại, Quy Trình Và Chi Phí Điều Trị
GỢI Ý DỊCH VỤ