Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Các Loại Nám Da Phổ Biến Hiện Nay

Nám da là một hiện tượng thường gặp ở nữ giới. Những vết nám xuất hiện với nhiều kích thước và màu sắc khác nhau khiến làn da của chị em trở nên kém sắc, già nua. Nám da có nhiều loại, mỗi loại lại có đặc điểm hình thái và cách điều trị khác nhau. Bài viết dưới đây, Sheis.vn sẽ giúp bạn phân biệt các loại nám da, từ đó giúp chị em có được phương pháp chữa nám hiệu quả.

Phân biệt các loại nám da thường gặp ở phụ nữ

Nám da là tình trạng rối loạn sắc tố dẫn đến sản sinh hắc tố melanin quá mức. Người bị nám da sẽ thấy xuất hiện các vết nám ở hai bên má, trán, mũi, môi, cổ,… Nám da cũng có nhiều loại khác nhau, được phân chia tùy theo màu sắc, kích thước và độ nông sâu.

Dưới đây là cách phân biệt các loại nám da phổ biến mà chị em cần nắm rõ:

Nám mảng

Nám mảng là một loại nám da khá phổ biến và dễ gặp nhất. Loại nám này xuất hiện ngay ở lớp biểu bì của da. Chân nám không ăn sâu vào bên trong lớp biểu bì của da mà chỉ nằm ở vùng thượng bì và lớp ngoài cùng của da.

Nám mảng có màu sắc khá nhạt, xuất hiện thành từng mảng ở trên mặt, chúng có thể dễ dàng lan rộng và không có biên giới rõ ràng. Vùng da xuất hiện nám mảng chủ yếu là ở gò má, cằm, mũi, trán.

Nám mảng là một loại nám da khá phổ biến và dễ gặp nhất
Nám mảng là một loại nám da khá phổ biến và dễ gặp nhất

Nguyên nhân hình thành nám mảng chủ yếu là do các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài bao gồm ánh nắng mặt trời, không khí bị ô nhiễm. Ngoài ra, tình trạng nám này cũng có thể xuất phát do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, uống thuốc tránh thai, lạm dụng mỹ phẩm có chứa thành phần độc hại, dị ứng thuốc, chăm sóc da không đúng cách,…

Nám đốm

Nám đốm là những đốm đen sậm màu xuất hiện trên bề mặt da Nguyên nhân gây nám là do các tế bào sinh sắc tố melanocyte đẩy melanin từ trung bì lên thượng bì. So với nám mảng, nám đốm khó điều trị hơn do phần chân nám nằm ở sâu hơn.

Đặc điểm của nám đốm là có các nốt chấm tròn nhỏ xuất hiện từng chùm trên da. Các vết nám có thể có màu nâu nhạt hoặc đen sâm, nhìn rất giống các vết thâm do mụn gây ra. Vị trí thường xuất hiện nhiều nám đốm nhất đó là hai bên má, cằm và trán.

Hình ảnh nám đốm
Hình ảnh nám đốm

Nám đốm được hình thành chủ yếu do di truyền, lão hóa, thay đổi hormone hoặc rối loạn nội tiết tố. Vì vậy phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc tiền mãn kinh thường rất dễ gặp phải tình trạng này.

Nám hỗn hợp

Nám hỗn hợp chính là sự kết hợp của hai loại nám mảng và nám đốm. Loại nám này có chân nằm sâu ở lớp hạ bì và trung bì nên rất khó điều trị. Các vết nám thường có màu sẫm và nằm rải rác hoặc tập trung thành từng đám trên gương mặt. Vị trí nám xuất hiện chủ yếu là gò má, sống mũi, trán và xung quanh mắt.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám hỗn hợp, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài như: Lão hóa, di truyền, ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, ô nhiễm, stress, tác dụng phụ của thuốc, lạm dụng mỹ phẩm,…. Để điều trị được loại nám này, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại, chuyên nghiệp.

Nám hỗn hợp là loại nám rất khó điều trị
Nám hỗn hợp là loại nám rất khó điều trị

Ngoài việc phân biệt các loại nám kể trên, vẫn còn một số loại nám khác ít phổ biến hơn, bao gồm: Nám nội tiết, nám cánh bướm, nám khói, nám Hori,…

6 cách điều trị nám da hiệu quả được đánh giá cao

Đa phần các loại nám da đều rất khó điều trị bằng các nguyên liệu tự nhiên. Để loại bỏ được hoàn toàn các vết nám, đòi hỏi bạn phải đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Dưới đây là 6 cách trị nám tốt nhất, mang lại hiệu quả cao và được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Sử dụng hoạt chất Hydroquinone

Hydroquinone là một hoạt chất có công dụng hàng đầu trong điều trị nám da. Nó hoạt động theo cơ chế ngăn ngừa enzyme Tyrosinase, giúp giảm sự phát triển của các hắc tố melanin. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng Hydroquinone nồng độ 2% trong vòng tối đa 3 tháng. Nếu muốn dùng Hydroquinone đồng độ > 4% thì cần có sự kê toa và theo dõi của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng sẽ gây ra tình trạng kích ứng nghiêm trọng.

Dù được đánh giá là phương pháp điều trị nám tốt nhất hiện nay nhưng cũng vì có dược tính mạnh nên Hydroquinone dễ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn nhưdội ngược sắc tố, mất sắc tố, đen da, mất màu da,… Nếu không có kiến thức chuyên môn về Hydroquinone thì bạn có thể thay thế bằng một số hoạt chất điều trị da khác như: Hexylresorcinol (0.5%-1%), Arrbutin (2%), Niacenamide (5%), Kojic Acid (10%), Tranexamic Acid (3%).

Dùng Retinoids

Bổ sung thêm Retinoids cho da là cách điều trị nám bạn nên áp dụng. Phương pháp này có thể hỗ trợ làm mờ sắc tố melanin vì nó giúp làm bong tróc lớp sừng già cỗi trên mặt, đồng thời thúc đẩy cơ chế thay da một cách tự nhiên.

Mặc dù vậy bạn cũng không nên lạm dụng Retinoids một cách quá mức. Bởi hoạt chất này có thể gây ra phản ứng tăng sinh nội mô mạch máu. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng nám da tái phát nhanh hơn. Vì vậy bạn chỉ nên dùng Retinoids ở giai đoạn đầu điều trị. Khi lớp sừng trên da đã được bong tróc thì nên dừng việc sử dụng Retinoids lại.

Bổ sung thêm Retinoids cho da là cách điều trị nám bạn nên áp dụng
Bổ sung thêm Retinoids cho da là cách điều trị nám bạn nên áp dụng

Thuốc bôi chứa Thiamidol

Thiamidol là hoạt chất có tác dụng ức chế tyrosinase mạnh mẽ. Vì vậy thành phần này luôn có mặt trong các sản phẩm giúp điều trị nám và tàn nhang hiện nay. Các nghiên cứu khoa học đa chứng minh Thiamidol có tác dụng làm sáng da, giúp cải thiện các vấn đề về sắc tố trên da.

Peel da

Peel da là hình thức sử dụng các hoạt chất axit với nồng độ phù hợp để loại  bỏ tế bào chết, bụi bẩn và vi khuẩn nằm sâu bên trong lỗ chân lông. Có 3 loại axit được dùng phổ biến đó là Axit glycolic, Axit Salicylic, Axit TCA. Để điều trị nám da, bác sĩ da liễu sẽ áp dụng phương pháp peel da từ cấp độ trung bình đến sâu.

Phương pháp này đã được các bác sĩ chuyên khoa trên toàn thế giới công nhận về tính hiệu quả, giúp cải thiện sắc tố da, loại bỏ nám, tàn nhang lên đến 90%. Đặc biệt, sau khi peel, làn da của bạn sẽ dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất, đồng thời làm giảm bít tắc lỗ chân lông và loại bỏ mụn hiệu quả. Tuy nhiên bạn không nên tự ý peel da tại nhà. Bởi quy trình thực hiện khá phức tạp và dễ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như bạn thiếu kiến thức chuyên môn.

Dùng Tranexamic Axit dạng uống

Tranexamic Axit là một hóa chất có tác dụng giúp làm đông máu. Trong ngành da liễu, hoạt chất này có tác dụng làm trắng da, loại bỏ nám sạm da từ bên trong. Liều lượng sử dụng phổ biến cho bạn đó là 250mg/lần, mỗi ngày sử dụng từ 2-3 lần, kiên trì áp dụng trong vòng 1 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Mặc dù đây là phương pháp trị nám được các bác sĩ da liễu gợi ý. Thế nhưng không phải ai cũng có thể phù hợp với loại thuốc này. Một số người có cơ địa nhạy cảm khi dùng Tranexamic Axit dạng uống bắt đầu xuất hiện tình trạng buồn nôn, tiêu chảy. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khi có sự thăm khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Dùng Tranexamic Axit dạng uống giúp trị nám da hiệu quả
Dùng Tranexamic Axit dạng uống giúp trị nám da hiệu quả

Trị nám bằng laser

Các loại nám chân sâu, nám hỗn hợp chỉ có thể được loại bỏ khi bạn áp dụng phương pháp điều trị bằng laser. Đây là công nghệ trị nám hiện đại, phổ biến và được rất nhiều người lựa chọn. Ngoài khả năng trị nám, sử dụng tia laser trên da còn giúp se khít lỗ chân lông, cải thiện nếp nhăn và hỗ trợ làm đều màu da.

Mặc dù vậy, việc lựa chọn cơ sở da liễu uy tín để điều trị nám bằng laser cũng là điều rất quan trọng. Bởi nếu thực hiện không cẩn thận, phương pháp này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như da bị cháy, tăng sắc tố, da mất màu,….

Trên đây là những thông tin giúp bạn phân biệt các loại nám da cũng như gợi ý một số phương pháp trị nám phổ biến, hiệu quả. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, chị em đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích, đồng thời nắm rõ được tình trạng nám da mà mình đang gặp phải. Nhằm giúp quá trình điều trị diễn ra an toàn, hiệu quả, bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn.

GỢI Ý DỊCH VỤ

Theo dõi tác giả