Nám Da Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phương Pháp Trị

Nám da là một tình trạng da phổ biến, đặc trưng bởi các mảng da không đều màu, thường phổ biến ở má, mũi, miệng và cằm. Nám da không nguy hiểm nhưng có thể gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu bị nám da, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Nám da là gì? Trông như thế nào?

Nám da còn được gọi là tăng sắc tố da, tiếng Anh gọi là melasma, là thuật ngữ chỉ tình trạng da xuất hiện các mảng sậm màu, đổi màu, thường phổ biến ở nhiều vùng trên cơ thể, chẳng hạn như khuôn mặt, má, trán, cằm và khu vực môi trên.

Da bị nám nhẹ
Nám da là tình trạng tăng sắc tố da, dẫn đến hình thành các đốm da sẫm màu, mất thẩm mỹ

Nám da rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến khoảng 1.5% đến 33% dân số. Tình trạng da này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới và phổ biến nhất ở những người có tông màu da tối hơn. Nám cũng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai và sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết.

Nám có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở những người trong độ tuổi từ 20 – 50. Bệnh lý này hiếm gặp ở trẻ em và người lớn tuổi.

Niềng răng trong suốt là một phương án chỉnh nha tiên tiến, không cần gắn mắc cài, mang lại tính thẩm mỹ cao. Dưới đây là ưu và nhược điểm của phương pháp này: Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao. Không sử dụng mắc cài, giảm mức đau và không thoải mái. Sử dụng khay niềng trong suốt ôm sát bề mặt răng, đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ [2].

Không rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến nám da, tuy nhiên các chuyên gia cho biết sự thay đổi nội tiết tố, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, di truyền và một số loại thuốc, có thể dẫn đến nám da. Các yếu tố nội tiết, chẳng hạn như mang thai hoặc sử dụng các phương pháp tránh thai nội tiết, có thể khiến tình nám da trở nên nghiêm trọng hơn.

Đặc điểm của nám da là hình thành các mảng màu nâu hoặc xám đối xứng và loang lổ trên da. Các mảnh này có thể khác nhau về kích thước và hình dành, từ những mảng tổn thương nhỏ đến các mảng tổn thương da trên diện tích lớn.

Nám da không nguy hiểm và không gây ra bất cứ khó chịu nào về thể chất, tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, sự tin tin và lòng tự trọng của một số người. Do đó, nếu cảm thấy lo lắng hoặc không hài lòng về tình trạng da, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.

Các loại nám da

Có ba loại nám và được phân loại dựa trên độ sâu của tổn thương sắc tố. Các chuyên gia sẽ sử dụng đèn Wood phát ra ánh sáng đen để xác định loại nám da và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.

Ba loại nám da bao gồm:

1. Nám mảng

Nám mảng là loại nám gây ảnh hưởng đến lớp biểu bì ngoài cùng của da. Đây là một lớp tế bào mỏng, có tác dụng bảo vệ, giữ nước cho cơ thể, điều chỉnh nhiệt độ và chống lại nhiễm trùng, các chấn thương.

Theo thống kê, nám mảng là loại nám phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 90% các trường hợp bệnh nám.

Các đặc điểm xác định nám mảng bao gồm:

  • Có đường viền rõ ràng, giúp phân tách vùng da nám và vùng da lành lặn
  • Vùng da tổn thương có màu nâu đậm
  • Khi chiếu đèn wood vùng da nám hiện rõ ràng và phân biệt
  • Khi nội soi da có thể thấy màng lưới màu nâu rải rác với các hạt mịn có màu sẫm

2. Nám đốm

Nám đốm là dạng nám xảy ra khi lượng melanin dư thừa tập trung ở lớp hạ bì, tầng sâu hơn của da. Loại nám này ít phổ biến hơn so với nám mảng, ảnh hưởng đến khoảng 10% những người mắc bệnh này.

Đặc trưng của nám đốm bao gồm:

  • Đường viền không xác định
  • Có màu nâu nhạt hoặc xanh xám
  • Khi chiếu đèn wood thì không có điểm nhấn đặc biệt
  • Khi nội soi có thể thấy mô hình lưới, tình trạng giãn mao mạch và các cấu trúc hình vòng cung
  • Các phương pháp điều trị thường đáp ứng kém

3. Nám hỗn hợp

Nám hỗn hợp là loại nám thường gặp, ảnh hưởng đến khoảng 70% số người mắc bệnh này. Tình trạng này được đặc trưng bởi sự kết hợp của nám mảng và đốm, xảy ra khi lượng melanin dư thừa tập trung ở cả lớp biểu bì và lớp hạ bì, hai lớp của da.

Đặc trưng của nám hỗn hợp:

  • Tổn thương da là sự kết hợp của màu xanh xám, nâu nhạt và nâu đậm
  • Khi chiếu đèn wood và nội soi da có thể nhìn thấy các các tổn thương hỗn hợp, chồng chéo lên nhau
  • Các phương pháp điều trị thường chỉ đáp ứng một phần

Nám hỗn hợp thường xảy ra đối xứng, ở hai bên cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng da này cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng da tiếp xúc với ánh nắng khác nhau trên cơ thể, chẳng hạn như cẳng tay, cổ và ngực.

Dấu hiệu nhận biết và nám da

Dấu hiệu chính của nám da là sự tăng sắc tố hoặc phát triển các mảng da đổi màu hoặc không đều màu. Những mảng da này thường phẳng, có màu sẫm hơn so với màu da bình thường, thường có màu nâu hoặc xám.

Cách trị nám da
Nám da thường phổ biến trên mặt, đặc biệt là ở má và cánh mũi

Nám có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong cơ thể, tuy nhiên thường xảy ra ở mặt, má, sống mũi, trán. Ngoài ra, nám cũng có thể ảnh hưởng đến cổ, ngực, cánh tay và bàn tay.

Bên cạnh đó, nám thường là các tổn thương da đối xứng, nghĩa là xuất hiện ở cả hai bên cơ thể. Nám da có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, có thể xuất hiện và tự cải thiện theo thời gian. Nám cũng có thể tái phát nếu gặp các yếu tố tác động thích hợp.

Ngoài việc gây đổi màu da, nám da cũng có 4 đặc trưng khác, chẳng hạn như:

  • Da thô ráp hoặc có vảy
  • Da khô
  • Ngứa da
  • Da nhạy cảm

Nám không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu, mất thẩm mỹ. Do đó, nếu lo lắng về tình trạng nám, hãy đến đến bệnh hoặc liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc phù hợp.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nám da

Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nám da rất phức tạp, có thể bao gồm rối loạn lão hóa do ánh sáng hoặc có khuynh hướng di truyền. Sắc tố da là sự kết hợp của quá trình sản xuất quá mức melanin bởi các tế bào hắc tố (tế bào sắc tố) hoặc được hấp thụ bởi các tế bào sừng (bệnh hắc tố biểu bì) hoặc do lắng đọng ở lớp hạ bì (bệnh hắc tố da, bệnh thực bào hắc tố).

Hiện tại, nguyên nhân chính xác của nám vẫn chưa được xác định rõ, nhưng tình trạng da nào được cho là do sự kết hợp của 7 yếu tố chính, bao gồm:

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là một trong những tác nhân quan trọng gây nám. Khi tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể sẽ sản xuất melanin để bảo vệ da khỏi các tia UV có hại, điều này có thể sản xuất quá nhiều melanin và dẫn đến nám.
  • Thay đổi nội tiết tố: Những thay đổi trong thai kỳ, sử dụng phương pháp tránh thai nội tiết, mãn kinh, cũng có thể gây ra nám.
  • Di truyền: Nám da có tính chất di truyền trong gia đình.
  • Da tối màu: Nam phổ biến hơn ở những người có làn da tối màu.
  • Giới tính nữ: Nám phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Có một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone, có thể làm tăng nguy cơ nám ở nữ giới.
  • Bệnh tuyến giáp: Bệnh tuyến giáp cũng có thể là một yếu tố nguy cơ gây nám.

Nếu bị nám, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Bác sĩ da liễu có thể xác định mức độ nám và đề nghị kế hoạch chăm sóc, phục hồi da hiệu quả, an toàn.

Bệnh nám được chẩn đoán như thế nào?

Nếu có dấu hiệu nám da hoặc nghi ngờ về sự xuất hiện của nám, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Để chẩn đoán bệnh nám, bác sĩ có thể chỉ định:

1. Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ da liễu sẽ tiến hành kiểm tra thực thể da, xác định các dấu hiệu đặc trưng của nám, chẳng hạn như các mảng da màu nâu hoặc xám trên mặt, cổ, ngực, cánh tay hoặc bàn tay. Bác sĩ cũng có thể hỏi về tiền sử bệnh và các yếu tố nguy cơ gây nám, chẳng hạn như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết tố và tiền sử gia đình.

Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra với đèn wood, đây là một loại đèn đặc biệt có thể phát hiện những thay đổi về sắc tố của da.

Trong trường hợp cần xác định chuyên sâu hơn, bác sĩ da liễu có thể đề nghị sinh thiết da. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu da nhỏ và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định các tổn thương.

2. Chẩn đoán phân biệt

Bên cạnh nám da, có nhiều tình trạng khác nhau có thể gây tăng sắc tố hoặc đổi màu da. Để có kế hoạch điều trị nám da hiệu quả nhất, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm phân biệt, bao gồm:

Nguyên nhân nám da
Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán phân biệt nám da để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất

 

  • Tăng sắc tố sau viêm (PIH): Đây là một loại tăng sắc tố phổ biến xảy ra sau một chấn thương trên da, chẳng hạn như vết cắt, vết bỏng hoặc mụn trứng cá. Tăng sắc tố sau viêm thường đặc trưng bởi các đốm đen hoặc mảng trên da sáng hơn vùng da xung quanh.
  • Đốm tuổi – đốm đồi mồi (Lentigines): Đây là các đốm da khác màu do năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Đặc biệt của các đốm đồi mồi là có kích thước nhỏ, phẳng, màu nâu, có thể xảy ra ở mặt, bàn tay và cẳng tay.
  • Tàn nhang: Tàn nhang là những đốm nhỏ màu nâu nhạt do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tàn nhanh phổ biến nhất ở những người có làn da trắng.
  • Chứng dày sừng quang hóa: Đây là một tình trạng tiền ung thư có thể xảy ra do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc trưng của tình trạng này là các mảng thô ráp, có vảy trên da.
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy: Ung thư biểu mô tế bào đáy là loại ung thư da phổ biến nhất, thường được đặc trưng bởi một vết sưng như mụn nước trên da.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư da phổ biến thứ hai, thường được đặc trưng bởi một mảng màu đỏ, có vảy trên da.
  • Khối u ác tính: Khối u ác tính là loại ung thư da nghiêm trọng nhất, có đặc điểm là nốt ruồi sẫm màu, không đều.

Nếu các dấu hiệu nám da bất thường hoặc gây lo lắng, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ da liễu ngay lập tức. Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân cơ bản và đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất.

Phương pháp điều trị nám da

Nám da là một tình trạng da mãn tính, là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thay đổi nội tiết tố và di truyền. Không có phương pháp đặc trị nám, nhưng có những phương pháp có thể giúp làm sáng các mảng nám và ngăn ngừa da trở nên tồi tệ hơn.

Để điều trị nám da, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể có 4 phương pháp điều trị chính bao gồm:

1. Điều trị chung

Để các phương pháp điều trị nám da đạt hiệu quả nhất, người bệnh cần chú ý các nguyên tắc chung để ngăn ngừa nám trở nên nghiêm trọng hoặc tái phát thường xuyên. Có 4 phương pháp bảo vệ chung cho người bệnh nám, bao gồm:

nám da là gì
Sử dụng kem chống nắng kể cả vào những ngày không có nắng để hỗ trợ điều trị nám da
  • Chống nắng: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến nám da, do đó điều quan trọng là bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời. Do đó, người bị nám nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên mỗi ngày, kể cả những ngày nhiều mây, mưa hoặc không có nắng. Thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu đổ nhiều mồ hôi hoặc khi bơi lội. Ngoài ra, hãy sử dụng các dụng cụ bảo hộ, chẳng hạn như kính râm hoặc mũ, khi đi ngoài trời.
  • Tránh các tác nhân gây nám: Có một số tác nhân gây nám, chẳng hạn như nhiệt độ, một số loại thuốc, căng thẳng quá mức. Cố gắng tránh các tác nhân này để hỗ trợ điều trị nám.
  • Áp dụng quy trình chăm sóc da nhẹ nhàng: Một số hóa chất mạnh có tính mài mòn, có thể gây kích ứng và khiến tình trạng nám trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy sử dụng các sản phẩm dưỡng da, như kem chống nắng hoặc sữa rửa mặt nhẹ nhàng.
  • Kiên nhẫn: Nám da là tình trạng mãn tính, kéo dài, do đó điều quan trọng là phải nhẫn nại, điều trị theo chỉ định. Có thể mất vài tuần, thậm chí là vài tháng để các triệu chứng nám da được cải thiện.

Tìm hiểu thêm: TOP 33+ Cách Làm Trắng Da Mặt Tại Nhà Cho Nam Và Nữ Hiệu Quả Nhất

2. Thuốc bôi trị nám

Các loại thuốc bôi trị nám được sử dụng trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng để làm sáng màu da hoặc đều màu các vùng da sẫm. Có nhiều loại thuốc bôi điều trị nám da, trong đó 3 hoạt chất phổ biến và hiệu quả cao, bao gồm:

  • Hydroquinone: Hydroquinone là hoạt chất làm trắng da, hoạt động bằng cách ức chế sản xuất melanin. Đây là loại thuốc bôi trị nám hiệu quả nhất nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như kích ứng, mẩn đỏ và khô da.
  • Axit Azelaic: Axit Azelaic là một loại axit tự nhiên có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và làm trắng da nhẹ. Axit Azelaic có hiệu quả trong việc làm sáng các mảng nám, cải thiện kết cấu da và tăng tính thẩm mỹ.
  • Tretinoin: Tretinoin là một loại retinoid hoạt động bằng cách tăng tốc độ tái tạo tế bào và tẩy tế bào chết, có thể giúp làm sáng các mảng nám và cải thiện vẻ ngoài tổng thể của da. Tretinoin có thể gây kích ứng, do đó hãy bắt đầu với nồng độ thấp và tăng dần tần suất sử dụng. Tretinoin chỉ được bán theo toa, do đó người bệnh không được tự ý sử dụng để tránh các rủi ro phát sinh.

Các loại thuốc bôi điều trị nám da thường được sử dụng kết hợp với kem chống nắng và các biện pháp điều trị khác. Điều quan trọng là kiên trì và nhất quán trong phương pháp điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu đang cân nhắc sử dụng thuốc bôi điều trị nám, điều quan trọng là tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra tình trạng da và nhu cầu của người bệnh, đồng thời theo dõi tiến trình điều trị cũng như phát hiện và xử lý các tác dụng phụ kịp thời.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi điều trị nám da:

  • Bôi thuốc vào vùng bị ảnh hưởng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu.
  • Rửa tay kỹ trước và sau khi bôi thuốc.
  • Làm sạch và khô vùng da cần điều trị trước khi thoa thuốc.
  • Để thuốc khô hoàn toàn trước khi thoa kem chống nắng hoặc trang điểm.
  • Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh, tẩy tế bào chết và các sản phẩm khác có thể gây kích ứng da.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da.
  • Sử dụng kem chống nắng để cấp ẩm cho làn da.

3. Thuốc đường uống trị nám

Thuốc đường uống chỉ được chỉ định các thuốc bôi điều trị nám không mang lại hiệu quả hoắc khi nám da nghiêm trọng. Phương pháp điều trị nám bằng đường uống thường được dành riêng cho những trường hợp không đáp ứng với liệu pháp bôi tại chỗ hoặc tình trạng nám nặng. Có 2 loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị nám da bao gồm:

  • Axit Tranexamic: Thuốc này thường được sử dụng để điều trị chảy máu kinh nguyệt năng và các rối loạn chảy máu khác. Tuy nhiên, thuốc cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị nám. Axit Tranexamic thường được dung nạp tốt, nhưng có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
  • Thuốc tránh thai đường uống: Thuốc tránh thai đường uống có thể điều chỉnh hormone trong cơ thể, từ đó kiểm soát các triệu chứng nám da. Thuốc hiệu quả nhất đối với nám do thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như mang thai hoặc mãn kinh. Tuy nhiên, thuốc này cũng dẫn đến một số tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn, nôn, đau ngực và tăng cân.

Các loại thuốc uống điều trị nám thường được sử dụng kết hợp với các biện pháp điều trị khác, chẳng hạn như thuốc bôi và kem chống nắng. Ngoài ra, người bệnh cần kiên trì, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. Có thể mất vài tuần đến vài tháng để thuốc có hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng thuốc đường uống điều trị nám:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo cho bác sĩ nếu nhận thấy bất cứ tác dụng phụ nào.
  • Sử dụng các loại thuốc bôi và kem chống nắng theo chỉ định của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị.

4. Liệu pháp trị nám

Các kỹ thuật điều trị nám được chỉ định cho các trường hợp không đáp ứng với thuốc bôi hoặc thuốc đường uống. Có 3 kỹ thuật chính, bao gồm:

Nám da
Peel da sử dụng acid để loại bỏ lớp da sẫm màu ở bề mặt trên cùng
  • Mài da vi điểm (Microdermabrasion): Mài da vi điểm là phương pháp lấn tối thiểu, sử dụng vật liệu mài mòn mịn để loại bỏ lớp da trên cùng. Phương pháp này giúp làm giảm các mảng nám và cải thiện vẻ ngoài tổng thể của da.
  • Lột da hóa học (Peel): Lột da hóa học là phương pháp sử dụng dung dịch axit để loại bỏ lớp da trên cùng, có thể giúp làm sáng các mảng nám và cải thiện vẻ ngoài tổng thể của da. Peel da hóa học có nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nám và chỉ định của bác sĩ.
  • Trị liệu bằng laser: Liệu pháp laser sử dụng một chùm ánh sáng tập trung để loại bỏ lượng melanin dư thừa ra khỏi da. Phương pháp này hiệu quả cao hơn đối với nám hỗn hợp khi so với nám biểu bì hoặc hạ bì.

Các kỹ thuật tác động lên da có thể dẫn đến một số tác dụng phụ chẳng hạn như đỏ da, sưng tấy hoặc đóng vảy. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích trước khi áp dụng các phương pháp điều trị.

Các câu hỏi liên quan đến nám da

1. Nám da có phải là ung thư không?

Nám da không phải là ung thư. Đây là tình trạng lành tính và không làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Tuy nhiên, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc trao đổi với bác sĩ da liễu để theo dõi mọi phát triển bất thường trên da, bao gồm nám da, sẫm màu hoặc các nốt ruồi bất thường.

2. Nám da có kéo dài vĩnh viễn không?

Nám da là một tình trạng mãn tính, có nghĩa là sẽ tồn tại lâu dài. Nám có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Trong một số trường hợp, nám có thể tự biến mất nhưng tình trạng này thường tồn tại vĩnh viễn.

Cách tốt nhất để kiểm soát nám là ngăn chặn các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Người bị nám da cần bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ và căng thẳng.

Nếu bị nám, điều quan trọng là phải kiên nhẫn và kiên trì điều trị. Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để các phương pháp điều trị có hiệu quả.

3. Nám da có đau không?

Nám da không gây đau đớn cũng như các khó chịu thể chất khác. Tuy nhiên, nám có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, tâm lý và sự tự tin của người bệnh.

4. Thực phẩm có gây nám da không?

Mặc dù không có nghiên cứu rõ ràng tuy nhiên nám có thể liên quan đến chế độ ăn uống. Có một số loại thực phẩm làm tăng nguy cơ nám da, chẳng hạn như:

  • Các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa gầy (Skim milk), có thể làm tăng nguy cơ nám. Các protein trong sữa có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố và gây ra nám ở những người nhạy cảm.
  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao là những thực phẩm được tiêu hóa nhanh chóng và khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Điều này góp phần gây gia tăng hormone androgen, có liên quan đến sự phát triển của nám.
  • Thực phẩm cay, rượu và caffeine có thể làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu đến da, khiến tình trạng nám da trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Nám da có phải tàn nhang không?

Nám và tàn nhang là hai tình trạng da hoàn toàn khác nhau, về cả nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Tàn nhang là những đốm nhỏ, phẳng, màu nâu nhạt do quá trình sản xuất melanin, phổ biến nhất ở những người có làn da trắng và thường thấy ở mặt, cánh tay và vai. Tàn nhang thường vô hại và không cần điều trị.

6. Đồi mồi có phải nám da không?

Nám và đồi mồi có các triệu chứng giống nhau, tuy nhiên đồi mồi không phải là nám.

Đồi mồi là những đốm nhỏ, phẳng, màu nâu sẫm xuất hiện trên da, phổ biến nhất ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trên cơ thể, chẳng hạn như mặt, bàn tay và cánh tay.

7. Nám da có tự khỏi không?

Nám da có thể tự biến mất trong vòng vài tháng. Tuy nhiên tình trạng này sẽ không tự biến mất khi người bệnh đang mang thai hoặc sử dụng các loại thuốc tránh thai nội tiết.

Thực hiện các phương pháp tránh thai như tránh ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng, có thể góp phần thúc đẩy quá trình điều trị nám.

Nám da là tình trạng phổ biến, thường không nghiêm trọng, tuy nhiên có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, điều trị đúng cách và kiên trì có thể giúp cải thiện các triệu chứng và phục hồi làn da. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Theo dõi tác giả