Khi sắc tố melanin trên da tăng sinh quá mức sẽ dẫn đến hình thành các vết nám và tàn nhang trên da. Tình trạng này thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ từ 25-50 tuổi. Nám da không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến chị em cảm thấy tự ti. Vậy nguyên nhân nám da là gì? Phòng ngừa và cải thiện nám như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về những thông tin hữu ích.
Nám da là gì?
Nám da là tình trạng da bị tối loạn sắc tố melanin gây ra những mảng nám hoặc đốm nâu trên da. Các vết nám này thường xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như môi, má, trán, cổ, lưng, cánh tay, bàn tay,…
Các vết nám trên da sẽ sậm màu hơn vào mùa hè do có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu không điều trị từ sớm, nám da có thể lan rộng sang những vùng da xung quanh.
Nám da có nhiều kích thước, màu sắc và độ nông sâu khác nhau. Dựa vào các đặc tính này nám da được chia thành 3 loại đó là nám sâu, nám mảng, nám hỗn hợp.
- Nám mảng: Nám mảng là tình trạng da xuất hiện các mảng màu nâu nhạt hoặc xám xanh, lan rộng, kích thước mảng nám có thể từ 2-4cm. Các vết nám thường tập trung ở hai bên gò má, trán, cằm, mũi thậm chí là che kín cả gương mặt. Loại nám này khá phổ biến và tương đối nhẹ vì chúng chỉ nằm ở lớp thượng bì.
- Nám chân sâu: Nám chân sâu là các đốm tròn màu nâu đen, xanh đen hoặc xanh xám xuất hiện trên da. Chúng tập trung chủ yếu ở vùng gò nám, thái dương và trán. Nám chân sâu thường nằm ở bên trong lớp bì nên rất khó điều trị và cần nhiều thời gian để làn da sản sinh tế bào mới.
- Nám hỗn hợp: Nám hỗn hợp là sự kết hợp của cả hai loại nám bao gồm nám mảng và nám chân sâu. Chúng nằm rải rác chủ yếu ở trán, mũi, hai bên gò má, quanh mắt. Nám hỗn hợp rất khó điều trị bởi chân nám thường nằm rất sâu dưới da.
Các nguyên nhân nám da phổ biến hiện nay
Nám da được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:
Rối loạn nội tiết tố
Nguyên nhân nám da phổ biến nhất ở nữ giới đó là rối loạn nội tiết tố. Khi hormone bị rối loạn sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong cơ thể, khiến hắc tố melanin bị sản sinh quá mức. Vì vậy sau những thời kỳ như mang thai, sinh con, tiền mãn kinh, mãn kinh,… nữ giới thường dễ bị nám da, tàn nhang hoặc sạm da hơn bình thường.
Ánh nắng mặt trời
Tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ thúc đẩy sản sinh hắc tố melanin trong da. Bên cạnh đó, tia UV còn tác động làm phá vỡ cấu trúc dưới da, khiến da bị khô, nhanh lão hóa thậm chí là ung thư da. Vì vậy nếu bạn thường xuyên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ thì sẽ tăng nguy cơ bị nám da, sạm da.
Lạm dụng mỹ phẩm
Việc lạm dụng các loại mỹ phẩm làm trắng da chứa corticoid, chì, thủy ngân, có thể khiến da bị bào mòn, mất khả năng bảo vệ da khỏi tác động bên ngoài. Vì vậy làn da dễ bị tổn thương, dẫn đến sạm da, nám da và nổi mụn. Vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm, nhất là các loại kem bôi da không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Stress kéo dài
Căng thẳng, stress kéo dài cũng sẽ khiến cho nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi. Điều này khiến da trở nên khô sạm, kém đàn hồi và dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Từ đó làm tăng nguy cơ bị nám da.
Di truyền
Nám da cũng có tỷ lệ di truyền rất cao. Nếu trong gia đình bạn có người bị nám da thì khả năng bạn bị di truyền tình trạng này là rất cao. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 33-50% người bị nám là do di truyền gây ra.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống cũng có tác động rất lớn đến các vấn đề về da liễu, trong đó có nám da. Nếu thường xuyên sử dụng các chất kích thích và các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường,… sẽ khiến tình trạng nám da ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy bạn nên hạn chế dùng những thực phẩm này để ngăn ngừa nám da.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc tránh thai, kháng sinh, kháng viêm, lợi tiểu, hạ đường huyết, chống loạn thần, chống động kinh, retinoids,… có thể khiến làn da nhạy cảm với tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Nếu bạn dùng các loại thuốc này trong thời gian dài sẽ khiến da tăng sinh hắc tố melanin để bảo vệ da, gây sạm da, nám và tàn nhang.
Tăng sắc tố sau viêm (PIH)
Tăng sắc tố sau viêm là tình trạng da sản sinh ra lượng melanin quá mức sau khi điều trị các bệnh về da, thực hiện thủ thuật da hoặc tác động bởi các yếu tố ngoại sinh. Lúc này bạn cần thăm khám bác sĩ da liễu để được xử lý kịp thời, tránh các vết nám trở nên nghiêm trọng.
Gặp vấn đề về tuyến giáp
Những người có vấn đề về tuyến giáp sẽ có nguy cơ bị nám da cao gấp 4 lần so với người bình thường. Tình trạng này đặc biệt xuất hiện nhiều ở những người bị cường giáp. Nguyên nhân có thể là do hai loại hormone là ACTH và MSH kích hoạt các thụ thể Melanocortin trong các tế bào hắc tố dẫn đến hình thành nám da.
Nguyên nhân khác
Những nguyên nhân nám da khác có thể kể đến như:
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ máy tính, điện thoại, tivi, đèn LED,…
- Không bôi kem chống nắng hoặc dùng kem chống nắng kém chất lượng, không có tác dụng chống tia UV và ánh sáng xanh.
- Dùng xà phòng, sữa rửa mặt, sản phẩm skincare có hương liệu.
Nám da có ảnh hưởng gì?
Nám da không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tuy nhiên nó cũng không hoàn toàn vô hại. Dưới đây là những tác động xấu của nám da đối với con người, bạn cần nắm rõ để có phương án điều trị từ sớm.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Nám da xuất hiện trên mặt khiến làn da trở nên không đều màu, da tối và sạm hơn. Điều này khiến chị cảm cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp, lành ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Da nhanh lão hóa, xuống cấp: Nam da sẽ kèm theo nhiều vấn đề da liễu khác như da khô sần, dễ bong tróc và nhạy cảm hơn. Bên cạnh đó, nám da cũng góp phần hình thành các nếp nhăn trên da, tăng nguy cơ bị lão hóa sớm ở nữ giới.
- Tốn kém thời gian và tiền bạc: Điều trị nám da cần rất nhiều thời gian, hơn nữa các vết nám này chỉ có thể được loại bỏ bằng những phương pháp hiện đại như laser, peel da,… Mỗi liệu trình điều trị có thể lên đến vài chục triệu.
Các phương pháp chữa trị nám phổ biến
Để cải thiện nám da, bạn có thể tham khảo áp dụng một số phương pháp sau đây:
- Dùng kem bôi ngoài da: Một số loại kem bôi ngoài da có chứa thành phần như vitamin C, hydroquinone 2-4%, a xít azelaic, tretinoin, niacinamide,… sẽ có tác dụng làm mờ nám. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng với trường hợp nám nhẹ.
- Dùng thuốc dạng viên uống: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn do bác sĩ da liễu chỉ định để điều trị nám. Tuy nhiên cần dùng thuốc theo hướng dẫn để tránh kích ứng hay phá hủy tế bào da.
- Dùng mỹ phẩm: Một số loại mỹ phẩm đến từ các thương hiệu lớn như Eucerin, Image Skincare, Obagi, Murad… được nghiên cứu là có tác dụng trị nám, mờ tàn nhang, làm trắng da.
- Dùng công nghệ cao: Những trường hợp nám lâu năm, nám chân sâu cần điều trị bằng công nghệ cao như ánh sáng laser hay peel da hóa học để loại bỏ các đốm sắc số và giúp da sáng mịn đều màu hơn.
Phòng ngừa nám da mặt hiệu quả
Chữa nám da là một quá trình lâu dài và rất tốn kém. Vì vậy, ngay từ đầu bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nám da sau đây:
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhất là vào thời gian từ 10h sáng đến 3h chiều. Vì đó là thời điểm tia UV mạnh nhất, dễ tác động xấu tới da.
- Trước khi ra ngoài, bạn nên bôi kem chống nắng trước 20 phút. Đồng thời nên kết hợp với việc đeo khẩu trang, mặc áo chống nắng, đeo kính râm và đội mũ rộng vành.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nạp thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, cá biển, trứng….
- Đồng thời hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích để giúp làn da của bạn luôn mịn màng, trắng sáng.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya, tinh thật lạc quan, hạn chế căng thẳng stress sẽ giúp cân bằng nội tiết tố và tránh gây nám da.
- Sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên như nha đam, sữa chua, mật ong, nghệ,… để cải thiện các vấn đề về da.
- Không dùng mỹ phẩm kém chất lượng sẽ khiến da dễ bị nổi mụn, nhanh lão hóa, xuất hiện nám và sạm da. Nên dùng các sản phẩm an toàn, lành tính và có bảng thành phần rõ ràng.
Trên đây những thông tin về nguyên nhân nám da và các phương pháp phòng ngừa, điều trị nám. Từ đó, giúp bạn có thể tìm được cho mình những phương pháp chăm sóc da phù hợp nhất. Nếu tình trạng nám da nghiêm trọng thì bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và hỗ trợ điều trị.