Chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi rất quan trọng, quyết định thời gian lành da và tránh để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Nếu chăm sóc không đúng cách, da bạn có thể bị kích ứng, viêm nhiễm, nổi mẩn đỏ, da không đều màu, hình thành sẹo lồi, sẹo lõm. Bạn đọc hãy tham khảo kinh nghiệm chăm sóc da dưới đây để da nhanh phục hồi.
Tẩy nốt ruồi bao lâu thì lành và tầm quan trọng của chăm sóc sau khi tẩy
Tẩy nốt ruồi giúp bạn lấy lại làn da đều màu, thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc mất bao lâu thì nốt ruồi sau khi tẩy lành hoàn toàn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Nốt ruồi nhỏ, nhạt màu, số lượng ít, mọc đơn lẻ thì sau 3 ngày sẽ đóng vảy và 7 ngày sẽ lành.
- Nốt ruồi lớn, đậm màu, số lượng nhiều hoặc mọc thành cụm thì thời gian lành lâu lơn, khoảng hơn 10 ngày.
- Tẩy nốt ruồi bằng phương pháp truyền thống như đốt, chấm thuốc, tiểu phẫu thì thời gian lành lâu hơn, tối thiểu 10 ngày.
- Tẩy nốt ruồi bằng tia laser hiện đại thì an toàn, thời gian vết thương phục hồi nhanh hơn, khoảng 5 – 7 ngày.
Đặc biệt, thời gian phục hồi phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi.
Thông thường, da sau khi tẩy sẽ có cảm giác hơi rát nhẹ, ửng đỏ trong khoảng 1 – 2 ngày đầu tiên. Nếu không giữ vệ sinh, chăm sóc da đúng cách sẽ khiến vết thương dễ kích ứng, mẩn đỏ, viêm nhiễm. Đặc biệt, nếu chăm sóc không đúng cách sẽ khiến da bị thâm sạm, viêm nhiễm, nhiễm trùng, sưng mủ, để lại sẹo lồi, sẹo lõm.
Bí quyết chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi nhanh lành
Để làn da nhanh phục hồi, mịn màng và tươi sáng, bạn cần chú ý trong chăm sóc hàng ngày. Bao gồm cả cách chăm sóc, vệ sinh da, chế độ ăn uống, kiêng khem và sử dụng thuốc.
Cách chăm sóc và vệ sinh da sau khi tẩy nốt ruồi
Sau khi tẩy nốt ruồi, làn da sẽ có thể kích ứng nhẹ, nổi mẩn đỏ, làn da ở chỗ tẩy và lân cận mỏng và yếu hơn.
Khi đó, bạn cần có chế độ chăm sóc da đặc biệt.
- Tránh chà xát hoặc gãi vào nốt tẩy: Khi các mô da lành lại, tế bào da mới có thể gây ngứa. Nếu bạn chà xát, làm trầy vết thương có thể khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, để lại sẹo.
- Giữ vùng da sau khi tẩy luôn khô ráo trong ngày đầu tiên: Nếu bị dính nước nốt tẩy có thể bị viêm do mạch máu dễ vỡ do huyết thanh bị hóa lỏng. Do đó, trong 24 giờ bạn không nên tắm nước ấm và tuyệt đối không tắm nước nóng, chỉ nên dùng khăn mềm lau qua chỗ tẩy.
- Vệ sinh da hàng ngày: Bạn cần làm sạch, khử trùng vùng da xung quanh để tránh tích tụ vi khuẩn, bã nhờn, tế bào chết, giảm viêm nhiễm.
- Dùng nước muối loãng để vệ sinh, không dùng sữa rửa mặt: Trong 3 – 5 ngày đầu bạn nên dùng nước muối loãng để vệ sinh da. Sau khi vệ sinh xong, bạn dùng khăn bông mềm để lau da để đảm bảo da luôn sạch, khô thoáng.
- Thay băng đều đặn: Bạn cần thay bông băng 1 – 2 lần trong ngày đầu tiên sau khi đốt nốt ruồi. Trước khi thực hiện, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ, tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Thoa kem chống nắng: Sử dụng kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời để tránh da bị thâm sạm ở chỗ tẩy nốt ruồi. Tuy nhiên bạn nên bôi kem chống nắng vào ngày thứ 3 sau khi tẩy nốt ruồi, khi đó da không có vết thương hở.
Sau khi tẩy nốt ruồi nên dùng thuốc gì?
Sau khi đốt nốt ruồi, làn da ít nhiều cũng bị tổn thương, tế bào da bị giảm.
Do đó, bạn cần dùng thuốc để da nhanh tái tạo và phục hồi, đây là điều cần thiết.
- Kháng sinh: Làn da sau khi tẩy sẽ mỏng và yếu, khi này vi khuẩn dễ xâm nhập gây kích ứng, nhiễm trùng. Do đó, tuỳ tình trạng bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống, kem bôi kháng sinh phù hợp.
- Nghệ: Trong nghệ có chứa thành phần curcumin, giúp kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, nhanh mờ sẹo, giảm thâm. Bạn có thể lựa chọn dùng nghệ tươi giã nước cốt hoặc kem nghệ thoa da.
- Nha đam: Gel nha đam giúp làm dịu da, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, tái tạo da, dưỡng ẩm, bảo vệ da khỏi tác động của mặt trời. Bạn có thể dùng nha đam tươi tách phần gel hoặc dùng kem nha đam để thoa da.
- Kem tái tạo da: Các loại kem tái tạo da có chứa thành phần vitamin C, E, axit hyaluronic. Các hoạt chất này thúc đẩy nhanh quá trình tăng sinh collagen, elastin dưới da, tái tạo cấu trúc tế bào da. Từ đó giúp da nhanh khoẻ mạnh, mịn màng, đều màu và trắng sáng tự nhiên.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
Chế độ ăn uống và chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, làm lành vết thương, giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo.
Dưới đây là những thức ăn, thực phẩm bạn nên bổ sung trong quá trình phục hồi sau khi tẩy nốt ruồi:
- Vitamin C: Quýt, cam, chanh, bưởi, khoai tây, táo xanh, súp lơ xanh,…
- Vitamin E: Bơ, hạt óc chó, hạt lanh, hạt macca, hạt điều, dầu oliu,…
- Omega-3: Cá hồi, cá thu, hạt chia, quả óc chó, yến mạch,…
- Vitamin A: Ớt chuông, cà rốt, khoai lang, cà chua, bí đỏ,…
- Kẽm: Socola, nấm, ngũ cốc nguyên hạt,…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiêng một số thực phẩm dưới đây trong quá trình hồi phục vết thương sau khi tẩy nốt ruồi.
- Rau muống: Loại rau này tăng sinh collagen nhanh, sắp xếp không theo trật tự dẫn đến hình thành sẹo lồi.
- Thịt gà: Ăn thịt gà sau khi tẩy nốt ruồi sẽ khiến da bị ngứa, làm chậm quá trình lành da, dễ hình thành sẹo lồi.
- Hải sản: Ăn hải sản có thể gây ngứa, khó chịu, vết thương dễ hình thành sẹo thâm. Tốt nhất bạn nên kiêng các loại hải sản như tôm, cua, cá nước ngọt ít nhất 1 tuần.
- Thịt bò: Cũng như hải sản, ăn thịt bò quá sớm dễ hình thành vết thâm trên da, do loại thịt này giàu đạm và protein.
- Trứng: Cách chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi đúng cách là không nên ăn trứng. Bởi sẽ làm vùng da non mới tái tạo sáng hơn, làm da lốm đốm, không đều màu.
- Đồ nếp: Các món ăn từ đồ nếp như xôi, chè, bánh nếp, bánh chưng có tính nóng, dễ kích thích viêm nhiễm, mưng mủ.
- Các loại bia rượu, chất kích thích: Các loại bia, rượu, nước ngọt, cà phê, thuốc lá dễ khiến da bị kích ứng, ngứa ngáy, kéo dài thời gian làm lành vết thương.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì cách sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi. Cụ thể như:
- Sau khi tẩy nốt ruồi, bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.
- Không nên sử dụng nhiều thiết bị ánh sáng xanh như máy tính, điện thoại quá nhiều sau khi tẩy nốt ruồi.
- Không dùng tay trần chạm vào nốt ruồi sau khi tẩy để tránh lây nhiễm vi khuẩn, bụi bẩn gây viêm nhiễm, sưng mủ.
- Trong 3 ngày đầu bạn nên hạn chế để các loại hoá mỹ phẩm như sữa rửa mặt, dầu gội đầu, dầu xả, sữa tắm tiếp xúc vết thương. Đặc biệt, bạn không nên trang điểm sau khi vừa tẩy nốt ruồi.
Trên đây là những kinh nghiệm chia sẻ cách chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi đúng cách. Chăm sóc da đúng cách sẽ giúp vết thương sau tẩy nhanh phục hồi, tránh tối đa việc kích ứng, viêm nhiễm, để lại sẹo xấu mất thẩm mỹ. Bạn có thể áp dụng để làn da nhanh chóng phục hồi, tái tạo da mới trắng sáng, mịn màng.