Leslie Đỗ hay còn được mọi người biết đến với tên thật là Đỗ Hiếu, sinh năm 1968. Từ năm 12 tuổi, anh đã cùng bố và các em sang Nauy để sinh sống. Trước ngưỡng cửa đại học, anh được gia đình định hướng cho theo học ngành công nghệ thông tin. Nhưng do cảm thấy không có phù hợp nên anh đã nghỉ học. Hơn nữa, lúc đó do gia cảnh khó khăn nên anh đã chọn nghề cắt tóc để phụ giúp gia đình và chăm sóc các em.
Leslie Đỗ đã thi đỗ trường High Technology. Chỉ sau một năm học tập tại đây, anh đã tham gia cuộc thi tóc dành cho học viên ở Nauy và giành được giải thưởng cao nhất. Tại đây anh cũng đã có cơ duyên gặp được Joakim Roose và học hỏi những kinh nghiệm và kỹ năng từ người thầy Thụy Điển này.
Nhờ sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, bất kỳ cuộc thi nào mà Leslie Đỗ tham gia, anh đều giành được giải nhất và nhận được đề cử nhà tạo mẫu tóc xuất sắc của Nauy trong suốt nhiều năm liền.
Có một thời gian Leslie Đỗ đã tới London (Anh) để học thêm về nghề mẫu tóc. 2 năm sau, anh trở về Na Uy mở salon tóc của riêng mình, sau đó tiếp tục học để lấy bằng tiến sĩ. Tại Nauy, Leslie Đỗ đã nhận được lời mời của nhiều sự kiện, thương hiệu và những ngôi sao lớn. Điển hình anh đã thực hiện tạo mẫu tóc cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Na Uy và thực hiện tạo mẫu tóc cho các ca sĩ quốc tế.
Leslie Đỗ mong muốn có một hệ cao đẳng về đào tạo nghề tóc ở Việt Nam. Bởi vì khối lượng kiến thức cơ bản của ngành này cũng rất nặng và không hề thua kém các ngành khác như thời trang, hội họa, ca múa,… Anh vẫn luôn băn khoăn tại sao nghề tóc ở Việt Nam lại không được xã hội coi trọng. Trong khi đó, ở các nước châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, những nhà tạo mẫu tóc đều rất được đánh giá cao.
Nói về mục tiêu của cá nhân của mình, Leslie chia sẻ: “Ngành tóc ở Việt Nam vẫn còn đi sau thế giới rất xa, vì mình chưa thay đổi. Muốn thay đổi trước hết phải đến từ cộng đồng, từ các cá nhân. Nếu những người trẻ theo nghề tóc bây giờ định hình con đường nghiêm túc, kiên trì học tập và rèn luyện. Họ sẽ có thực lực thực sự. Với cương vị là một người thầy, tôi luôn tâm niệm phải cống hiến và phát triển các tiềm năng cho học trò của mình. Người thầy sẵn sàng chìm xuống để cho các bạn trẻ có điều kiện vươn lên. Từ đó, thế hệ tiếp theo sẽ noi gương sự tốt đẹp của những thế hệ đi trước. Như vậy xã hội dần dần sẽ có sự thay đổi.”